Tôm Sú Gia Hóa Bình Minh
Con tôm Sú từ lâu đã có vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản châu Á với quy mô thị trường lớn và giá trị xuất khẩu hấp dẫn. Các công trình nghiên cứu đã thành công trong việc gia hóa và nhân giống các thế hệ tôm sú mới với những ưu điểm vượt trội.
Tuy nhiên trong thập kỹ qua, ngành nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) đã phát triển mạnh mẽ với quy mô toàn cầu và mở rộng sang cả khu vực Châu Á. Đặc biệt ở các nước Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam, loài tôm thẻ chân trắng đã dần thay thế các loài địa phương như tôm sú (Penaeus monodon) từng thống trị. Sự thống trị trong quá khứ của tôm sú là do các yếu tố tăng trưởng nhanh, sản lượng thu hoạch lớn, kích cỡ thu hoạch lớn, nhu cầu thị trường tăng, giá trị kinh tế cao, môi trường nuôi phù hợp.
Sự phụ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ sú hoang dã và các rủi ro liên quan đến thích ứng môi trường, tính nhạy cảm với mầm bệnh đã góp phần di truyền của loài bị thay đổi. Ngược lại việc thuần hóa và nhân giống chọn lọc các nguồn dự trữ không có mầm bệnh của loài tôm thẻ chân trắng đã đạt được những bước đột phá phi thường là nguyên nhân chính của sự phát triển toàn cầu loài tôm thẻ chân trắng đến hôm nay.
AO NUÔI
Một trong những yếu tố quan trọng cản trở quá trình thuần hóa để tạo ra nguồn tôm bố mẹ gia hóa sớm là sự chuyển hóa từ môi trường tự nhiên sang môi trường ao nuôi là một thách thức đối với bất kỳ quá trình thuần hóa nào.
Hầu hết ở các loài, thế hệ sau của các bố mẹ hoang dã sống và lớn lên một cách bình thường ở ao nuôi cho đến khi được thu hoạch. Về mặt này tôm sú vượt trội hơn các loài tôm nuôi khác, có thể đạt kích cỡ thu hoạch thương mại từ 30 – 35 gram trong thời gian ngắn hơn. Đây là một trong những lý do chính cho sự phổ biến của loài tôm sú trong thời đại mà ngành công nghiệp tôm toàn cầu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào tôm bố mẹ hoang dã.
Tuy nhiên khả năng cho tôm bố mẹ chưa thuần hóa tồn tại và phát triển khỏe mạnh sinh sản trong bể sản xuất là một thách thức đáng kể cho tất các loài tôm, đặt biệt là loài tôm sú. Khả năng là thế hệ sau của tôm sú hoang dã dễ bị nhiễm virus. Đặc biệt là khi chúng được kết hợp với sự biến đổi nhanh chóng của môi trường.
QUẢN LÝ KIỂM SOÁT AN TOÀN SINH HỌC
Giải pháp thay thế để sản xuất tôm bố mẹ trong ao mở là nuôi từ giai đoạn trứng đến con trưởng thành có thể sinh sản được. Trong môi trường an toàn sinh học được kiểm soát gần giống với môi trường tự nhiên của tôm bố mẹ hoang dã.
Một phần quan trọng của chiến lược này là sàng lọc tôm bố mẹ để tìm virus gây bệnh. Chiến lược này đã dẫn đến việc thuần hóa rất thành công của loài tôm thẻ và những tiến bộ tiếp theo trong cải thiện di truyền thông qua nhân giống chọn lọc.
Gần đây, việc nuôi trong môi trường an toàn sinh học tạo ra những tiến bộ đáng kể trong việc thuần hóa và nhân giống chọn lọc tôm sú quy mô thương mại ở Úc. Tôm sú bố mẹ ở Úc được nuôi trong 5 thế hệ tại các hồ được kiểm soát môi trường có sản lượng naup cao gấp 10 lần so với thế hệ tôm bố mẹ đầu tiên. Hơn nữa sản lượng từ những ao nuôi với thế hệ con của tôm bố mẹ thế hệ thứ 5 cao hơn 60% so với thế hệ con có nguồn gốc hoang dã.
CHI PHÍ, SO SÁNH
Thành công đạt được ở tôm sú có tiềm năng phát triển những thế hệ có sức khỏe cao, tôm sạch bệnh và phát triển tôm kháng bệnh. Mặc dù sự phát triển này có thể cung cấp cho người nuôi một lựa chọn để quay trở lại với tôm sú hoặc thử nghiệm với những loài có nguy cơ thấp hơn những ao được thả con giống từ bố mẹ hoang dã. Nhưng tương lai cho tôm sú sẽ được xác định bởi chi phí sản xuất.
Trong trường hợp không được thuần hóa, chọn lọc tôm sú. Người ta không thể kiểm tra chặc chẽ các giả định về lợi ích tương đối của việc nuôi tôm thẻ và tôm sú so sánh hiệu quả của con giống từ bố mẹ hoang dã với con giống được thuần hóa rõ ràng lợi thế thuộc về tôm bố mẹ thuần hóa.
Với cơ hội mới được thử nghiệm việc so sánh giữa tôm sú và tôm thẻ được chọn lọc về các đặc điểm sản xuất cơ bản như tỷ lệ sống, tăng trưởng, khả năng chịu bệnh có thể sớm được thực hiện. Sự quan tâm cũng ngày càng tăng để đánh giá khả năng đáp ứng của ca 2 loài trong công nghệ nuôi thâm canh và khả năng thực hiện tốt trong thức ăn có hàm lượng protein thấp.
Những ưu điểm khác hiện tại thuộc về tôm thẻ, tuy nhiên khả năng tăng trưởng nhanh kích cỡ thu hoạch lớn và giá cả thị trường cao của tôm sú có thể cung cấp cho người nuôi một cơ hội vượt qua sự thành công mà các nhà sản xuất tôm thẻ đã đạt được thông qua nhân giống chọn lọc.
CƠ HỘI DI TRUYỀN
Khi tương lai của việc nuôi tôm sú gia hóa được mở ra có cơ hội theo dõi thay đổi về mặt di truyền được thực hiện bằng các công cụ và kỹ thuật phân tử, điều đó chỉ đơn giản là không có sẳn khi các chương trình thuần hóa và nhân giống tôm thẻ phát triển. Tại Úc các dấu hiệu di truyền hiện đang được sử dụng để đánh giá sự đa dạng di truyền ở các loài hoang dã theo dõi sự thay đổi về tính đa dạng của các giống được thuần hóa và chỉ định phả hệ trong cách chương trình nhân giống chọn lọc.
Các dấu hiệu di truyền cũng đang được sử dụng để khám phá tiềm năng của giao phối tự nhiên. Như là một thực hành thay thế cho thụ tinh nhân tạo mà không ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý di truyền của các con giống. Việc áp dụng dấu hiệu di truyền nên tăng cường năng lực của ngành tôm sú để tối ưu hóa các chương trình nhân giống chọn lọc .
Người dịch: CTY Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh
“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”
Xem thêm:
- Độc Tính Của NH3 Làm Suy Giảm Sức Khỏe Và Tăng Trưởng Của Động Vật
- NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ƯƠNG TÔM AO GIÈO
- NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI NUÔI TÔM MÙA MƯA
- pH TRONG AO NUÔI TÔM