Bệnh do vi khuẩn đang là thách thức lớn cho ngành nuôi tôm toàn cầu, đặc biệt là bệnh gây ra bởi Vibrio spp. Bài viết cung cấp cách nhìn tổng quan về mầm bệnh do vibrio và cách kiểm soát.

Vibrio và bệnh tật

Vibrio đóng vai trò quan trọng trong nhiễm trùng sơ cấp và thứ cấp. Với nhiễm trùng sơ cấp, Vibrio đã trở thành một mối quan tâm lớn hơn sau khi Tran et al. (2013) báo cáo Vibrio parahaemolyticus là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tuy cấp (AHPND).

Điều thú vị là một nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã phát hiện ra các gen độc tính của V. parahaemolyticus trong Vibrio harveyi. Trong những năm gần đây, mối quan tâm về sự chuyển gen độc hại (trong plasmid) không chỉ đối với các chủng V. parahaemolyticus mà còn đối với các loài Vibrio khác nhau đã tăng lên.

Với nhiễm trùng thứ cấp, Phước et al. (2009) cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể của Vibrio campbellii trong tế bào máu tôm nhiễm WSSV, sự đồng nhiễm của WSSV và V. campbellii hoặc V. harveyi gây ra tỉ tử vong cao hơn và nhanh hơn so với nhiễm WSSV bình thường.

Manilal et al. (2010) báo cáo rằng Vibrio alginolyticus không gây bệnh đã trở nên độc hại sau khi WSSV bùng phát trong ao nuôi tôm. Trong một số trường hợp, V. alginolyticus có vai trò probiotic được biết đến để cạnh tranh với V. harveyi.

Giám sát Vibrio trong nuôi tôm

bệnh tôm, bệnh do vibrio, kiểm soát vibrio trên tôm, acid hữu cơ, sử dụng acid hữu cơ trên tôm

Nông dân nên theo dõi nồng độ Vibrio trong nước ao cũng như tôm nuôi. Thạch Pseudomonas (màu trắng) phân lập vi khuẩn gây bệnh gan tụy. Thạch TCBS (màu xanh) phân lập các chủng vibrio.

Việc theo dõi Vibrio trong ao nuôi đã khá phổ biến. Nhiều trang trại đã theo dõi Vibrio trong ao nuôi như một quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP), nhưng rất ít trang trại theo dõi Vibrio trong cơ thể tôm. Để phòng ngừa bệnh do vibrio, người nông dân nên lấy mẫu để theo dõi nồng độ Vibrio trong mô tôm như haemolymph (mô bạch huyết), gan tụy và ruột.

Trường hợp bệnh phân trắng (WFD) ở Chanthaburi, được Somboon và các cộng sự (2012) cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc biết mức Vibrio trong mô tôm (Haemolymph và ruột). Báo cáo cho thấy thành phần tổng hợp khác nhau của Vibrio trong huyết thanh và ruột trong tôm thu thập được từ ao nuôi bình thường và ao có sự bùng phát của WFD. Vibrio gây bệnh thường có trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Nó có trong nước và trong tôm. Kiểm soát Vibrio ở mức bình thường là cực kỳ quan trọng nếu sự tăng trưởng Vibrio vượt quá phạm vi bình thường sẽ dẫn đến sự nhạy cảm với bệnh tật cao hơn.

Kiểm soát Vibrio trong ruột tôm

Trước đây, nhiều trang trại đã áp dụng kháng sinh để kiểm soát Vibrio, đặc biệt là trong giai đoạn ương giống. Điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp xuất khẩu tôm bị từ chối vì thuốc kháng sinh bị cấm được phát hiện hoặc vượt quá mức cho phép.

Có những trường hợp cụ thể có thể cho phép sử dụng thuốc kháng sinh với liều chính xác trong nuôi tôm, mặc dù việc áp dụng phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sỹ thú y. Điều quan trọng là thuốc kháng sinh không dùng cho để phòng bệnh. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến một số vấn đề liên quan đến kháng thuốc kháng sinh.

bệnh tôm, bệnh do vibrio, kiểm soát vibrio trên tôm, acid hữu cơ, sử dụng acid hữu cơ trên tôm

Để kiểm soát các bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi tôm, nên áp dụng các chất phụ gia tự nhiên, kháng khuẩn cùng với các chiến lược khác nhau như nâng cao chất lượng nước ao và sức khoẻ của con vật.

Axit hữu cơ có thể là một lựa chọn để kiểm soát Vibrio trong ruột của tôm. Trong thử nghiệm in vitro, Adams và Boopathy (2013) báo cáo rằng một liều thấp axit formic có ảnh hưởng ức chế các chủng Vibrio. Giá trị pH trong điều trị hoàn toàn ức chế là ≤ 5. Có nhiều khả năng là V. harveyi và các Vibrio khác bị ức chế khi độ pH môi trường thấp hơn hoặc bằng 5. Khi môi trường có độ pH trên 5, V. harveyi có thể thích ứng với môi trường và tồn tại.

Ba loại axit formic, axit axetic và axit propionic có tác dụng mạnh lên vi khuẩn gram âm như Vibrio. Đóng một vai trò trong việc ức chế sự phân chia vi khuẩn gây bệnh (hoạt động kháng khuẩn) và giữ cho vi khuẩn dưới ngưỡng gây bệnh.

Điều quan trọng là theo dõi và kiểm soát mức độ Vibrio trong ruột của tôm. Phụ gia có thể được sử dụng để kiểm soát mức độ Vibrio. Axit hữu cơ (ví dụ axit formic) có thể làm việc để kiểm soát nhiều dòng Vibrio. Tuy nhiên, việc giảm pH sẽ là một vấn đề khi chúng ta áp dụng liều cao axit, sự tăng trưởng của tôm bị ảnh hưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *