Hiện trạng nghề nuôi tôm hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, ngoài những khó khăn thường gặp thì hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết biến động bất thường, gây ra mưa bão kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nuôi tôm của bà con.

Chú thích: Nuôi tôm mùa mưa bão

– Những hiện tượng thường xảy ra khi nuôi tôm vào mùa mưa:
+ Khi mưa bão kéo dài làm các yếu tố môi trường dễ biến động
+ Nhiệt độ giảm thấp < 25 oC
+ pH thấp < 7.5
+ Kiềm thấp < 120 mg/lít
+ Oxy hòa tan thấp < 4 mg/lít
+ Phèn cao Fe > 1
+ Nước ao bị đục
+ Giảm độ mặn
+ Phân tầng nước
+ Giảm mật độ tảo
+ Tôm bị stress
+ Sức khỏe tôm giảm
+ Cơ hội cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập đặc biệt là bệnh đốm trắng,  gan tụy cấp, mềm vỏ.
Chú thích: Bệnh đốm trắng trên tôm
– Khuyến cáo:
+ Chọn cơ sở cung cấp giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng uy tín
+ Lựa chọn nguồn giống sạch bệnh, giống thích nghi cao (về dịch bệnh và điều kiện môi trường)
+ Thiết kế ao nuôi nên đầy đủ quạt, sục khí, siphon đáy.
+ Thả nuôi mật độ phù hợp:
* Tôm sú:
. Quảng canh:  < 1 con/m2
. Bán thâm canh: < 5 con/m2
. Thâm canh: < 10 con/m2
* Tôm thẻ:
. Quảng canh:  < 5 con/m2
. Bán thâm canh: < 20 con/m2
. Thâm canh: < 100 con/m2
. Siêu thâm canh: < 150 con/m3
+ Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước (mẫu nước và mẫu tôm) điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường phù hợp.
+ Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm
+ Định kỳ tạt khoáng, bicarbonate.
+ Định kỳ sử dụng vôi đá 4-5h sáng và sau khi trời mưa để nâng nhiệt độ, nâng pH.
+ Nuôi theo quy trình sinh học: sử dụng chế phẩm sinh học trong suốt quá trình nuôi (dùng vi sinh vật có lợi lấn át vi sinh vật có hại trong ao)
+ Trộn vitamin C,men tiêu hóa, enzyme tiêu hóa, khoáng, betaglucan và sorbitol tăng cường sức đề kháng vào thức ăn
+ Tăng cường hệ vi sinh nền đáy để phân hủy chất thải và ức chế vi khuẩn có hại.

Ths. Huỳnh Duy Phong – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *