Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Nước thải từ các ao nuôi tôm có thể có tác động đáng kể đến môi trường tự nhiên và các trại nuôi tôm lân cận, nhưng có nhiều cách để giảm sự tác động này, vì lợi ích của cả người nuôi và khu vực xung quanh.

Ngành công nghiệp nuôi tôm đã phát triển rất nhanh chóng ở các nước đang phát triển trong nhiều thập kỷ qua, đặc biệt là ở châu Á và châu Mỹ Latinh, cho phép các quốc gia tạo thu nhập và cung cấp việc làm cho hàng nghìn người. Tất cả các nhà sản xuất lớn đều cạnh tranh để đặt ra các mục tiêu sản xuất lớn hơn trong năm kế tiếp.

Nuôi tôm mang lại lợi ích kinh tế, nhưng nó cũng gây tác động đáng kể lên môi trường.Nuôi tôm mang lại lợi ích kinh tế, nhưng nó cũng gây tác động đáng kể lên môi trường.

Thật không may, bước nhảy vọt trong sản xuất này thường kéo theo những tác động không mong muốn đối với khả năng tải của môi trường tại cơ sở sản xuất, có nguy cơ làm giảm năng suất. Một trong những nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do nước thải từ các trại nuôi tôm thải ra. Nước thải chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Nếu không được xử lý, nó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các vùng nước xung quanh và làm giảm đáng kể sức tải của môi trường.

Tại sao chất thải lại nguy hiểm?

Các trang trại nuôi tôm thường nằm ở các khu vực ven biển, thậm chí một số nằm ngay sát bờ biển. Khi nông dân bắt đầu một chu kỳ sản xuất, họ thường lấy nước từ đại dương hoặc từ giếng để bơm vào ao của họ. Nước được thải trở lại môi trường trong suốt chu kỳ sản xuất.

Nước thải từ các trại nuôi tôm chứa các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như nitơ và phốt pho, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ. Tất cả chúng đều là sản phẩm phụ trong các hoạt động nuôi trồng – từ thức ăn thừa, phân tôm và da chết, vi khuẩn phân hủy và thực vật phù du. Sau khi được thải ra ngoài, chất thải nước có tải lượng hữu cơ cao sẽ lan ra các vùng nước xung quanh.

Với số lượng nhỏ, nước thải nuôi tôm mang lại lợi ích cho môi trường xung quanh, có thể là hồ, sông hoặc đại dương, do hàm lượng chất dinh dưỡng và tải lượng hữu cơ của nó. Nhưng khi có nhiều trang trại xả nước thải ra ngoài, chúng có thể làm giảm đáng kể chất lượng nước. Quan trọng hơn, lượng nước thải ra từ các trại nuôi tôm có thể vượt quá khả năng tải của các thủy vực địa phương.

Nhiều nông dân sử dụng ao để lắng nước đầu vào (hình), nhưng không phải ai cũng có ao để lắng chất rắn ra khỏi nước đầu ra.Nhiều nông dân sử dụng ao để lắng nước đầu vào (hình), nhưng không phải ai cũng có ao để lắng chất rắn ra khỏi nước đầu ra.

Sức tải liên quan đến sinh khối tối đa của sinh vật trên một đơn vị diện tích cụ thể, trong trường hợp này là một vùng nước, mà không vượt quá tác động tối đa đến năng suất và môi trường. Nếu vượt quá sức tải thì nguồn nước không thể sử dụng cho sản xuất được nữa. Tác động sẽ không chỉ gây bất lợi cho môi trường mà còn cho cả người nuôi. Sự tàn phá môi trường sẽ kéo theo sản xuất bị giảm đáng kể.

Nước thải không được xử lý cũng có thể là con đường gây lây lan bệnh tật. Dịch bệnh có thể lây lan từ trại này sang trại lân cận dọc theo bờ biển nếu tất cả họ sử dụng cùng một nguồn nước, gây ra một đợt bùng phát lớn trong khu vực. Một khi điều đó xảy ra, sẽ rất khó để khống chế.

Các giải pháp thay thế để xử lý nước thải

Dưới đây là một số phương pháp để giảm ô nhiễm nước từ các hoạt động nuôi tôm:

Thiết kế một chế độ cho ăn phù hợp hơn

Nếu trang trại có lượng tải hữu cơ cao, chế độ cho ăn phải là một trong những điều đầu tiên cần xem xét. Vì hầu hết các chất hữu cơ được tạo ra trong ao đều được lấy từ thức ăn thủy sản, nên chất lượng và chế độ thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến lượng chất hữu cơ trong nước. Để giảm lượng chất dinh dưỡng dư thừa, người nuôi có thể sử dụng thức ăn chất lượng cao và thực hiện các biện pháp cho ăn phù hợp – cụ thể là cho ăn đúng lượng và đúng thời điểm.

Có một lịch trình và kỹ thuật cho ăn tối ưu hóa để có thể giữ cho tải lượng hữu cơ của nước nuôi trong phạm vi cho phépCó một lịch trình và kỹ thuật cho ăn tối ưu hóa để có thể giữ cho tải lượng hữu cơ của nước nuôi trong phạm vi cho phép

Sử dụng ao lắng

Một trong những cách hiệu quả nhất để giảm chất rắn lơ lửng từ nước thải là sử dụng ao lắng. Nước thải từ ao nuôi thương phẩm được chuyển sang ao lắng qua một kênh. Sau đó, nước sẽ để lắng trong một thời gian, nhờ đó các chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ có thể được giữ lại thay vì thải ra ngoài môi trường. Sau đó, nước thải được thoát ra ngoài qua bằng kênh đầu ra. Bằng cách sử dụng phương pháp này, người nuôi có thể giảm đến 90% chất rắn lơ lửng ra môi trường.

Kích thước lý tưởng cho ao lắng là khác nhau giữa các trang trại, nhưng điển hình là từ 10% đến 15% tổng kích thước ao nuôi. Tuy nhiên, tất cả đều phụ thuộc vào kết quả mà người nuôi mong muốn đạt được.

Siphon đáy ao và trao đổi nước

Trong quá trình nuôi, nên giảm lượng chất hữu cơ có chứa amoniac trong nước bằng cách siphon đáy ao. Tải trọng hữu cơ lắng xuống dưới dạng bùn đáy ao có thể được hút thường xuyên để giảm nồng độ amoniac. Điều này vừa có lợi cho việc duy trì chất lượng nước tốt trong suốt chu kỳ nuôi, vừa đảm bảo giảm được lượng tải hữu cơ trong nước thải đầu ra.

Tương tự như vậy, thay nước cũng là một cách tốt để ngăn chặn lượng hữu cơ tích tụ và gây ra các vấn đề về sức khỏe ở tôm và làm ô nhiễm môi trường.

Tránh thay nước trước ngày nuôi (DOC) từ 30 đến 40 để duy trì chất lượng nước ổn định, tốt. Nên bắt đầu thay nước hàng ngày từ 10 đến 30 phần trăm và tăng dần đều trong chu kỳ nuôi. Điều quan trọng là sử dụng nước đã qua xử lý để thay nhằm tránh các vấn đề về dịch bệnh (vì nước không được xử lý có thể đưa mầm bệnh vào ao).

Sử dụng các kỹ thuật xử lý sinh học

Một phương pháp xử lý sinh học là sử dụng vi khuẩn có lợi, hoặc chế phẩm sinh học, để xử lý nước thải. Các chủng vi khuẩn như Bacillus, Pseudomonas, Acinetobacter, Cellulomonas, Rhodopseudomonas, Nitrosomonas và Nitrobacter tạo điều kiện phân hủy nhanh chóng các hợp chất hữu cơ khác nhau trong nước và giảm tải lượng hữu cơ. Vi khuẩn sẽ đồng thời cạnh tranh với các mầm bệnh cơ hội và ức chế sự phát triển của chúng. Điều này sẽ ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh sang vùng nước xung quanh.

Trước khi xả nước, người nuôi có thể áp dụng chế phẩm sinh học thương mại trong ao sau xử lý, cho phép chúng hoạt động như chất xử lý sinh học.

Tạo hệ thống biofloc

Phương pháp quản lý chất thải khác là sử dụng hệ thống biofloc. Nó là một hệ thống mới, đang dần phổ biến. Trong hệ thống biofloc, sự trao đổi nước bị hạn chế hoặc bị loại bỏ và nước được duy trì ở tỷ lệ cacbon trên nitơ (C / N) cân bằng bằng cách bổ sung các nguồn cacbon bên ngoài, chẳng hạn như mật đường. Mục tiêu là để kích thích sự phát triển của  cộng đồng vi sinh vật sẽ hình thành các “Flocs”.

Nuôi Biofloc đã nổi lên như một phương pháp nuôi tôm và cá rô phi bền vữngNuôi Biofloc đã nổi lên như một phương pháp nuôi tôm và cá rô phi bền vững

Các flocs chuyển đổi amoniac và các hợp chất hữu cơ khác trong nước thành thức ăn tiêu thụ cho tôm. Điều này dẫn đến chất lượng nước tốt hơn và ít mầm bệnh sinh sôi hơn trong nước. Thay nước hạn chế hoặc không thay nước cũng làm giảm đáng kể lượng nước thải ra.

Triển khai hệ thống nuôi ghép

Nuôi ghép là một hệ thống mà hai hoặc nhiều loài được nuôi cùng với một mục tiêu cụ thể – như tăng năng suất hoặc quản lý chất lượng nước. Có ít nhất ba hệ thống nuôi ghép khác nhau. Đầu tiên, nuôi ghép trực tiếp, trong đó hai loài được nuôi trong cùng một ao. Thứ hai, nuôi ghép trong lồng – ao trong đó một loài được nuôi trong lồng còn loài còn lại được nuôi trong ao. Thứ ba, nuôi ghép tuần tự, trong đó hai loài được nuôi trong các ao khác nhau.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nuôi ghép có thể làm giảm tác động đến môi trường của trại nuôi tôm. Thông qua hệ thống nuôi ghép, một loài cụ thể có thể ăn chất thải từ các hoạt động nuôi tôm, đây là một phương pháp đầy hứa hẹn để sản xuất tôm bền vững. Có rất nhiều loài có thể làm được điều này.

Cá rô phi

Cá rô phi có lợi cho việc xử lý nước thải do khả năng ăn chất thải hữu cơ của chúng, do đó giảm thiểu đáng kể lượng nitơ và phốt pho cũng như lượng Vibrio trong nước.

Phương pháp nuôi ghép tôm – rô phi hoạt động bằng cách thả cá rô phi trưởng thành hoặc cá con trong ao sau xử lý. Chúng sẽ gặm nhấm chất thải trong một thời gian trước khi nước thải ra môi trường.

Cá rô phi có thể được sử dụng như một chiến lược xử lý nước do khả năng ăn chất thải hữu cơ của chúngCá rô phi có thể được sử dụng như một chiến lược xử lý nước do khả năng ăn chất thải hữu cơ của chúng

Rong biển

Rong biển – cụ thể là Gracilaria sp – là những sinh vật đói nitơ có khả năng tích lũy nitơ. Chúng cũng có thể sử dụng nitơ như một nguồn năng lượng, nên chúng thích hợp để kết hợp với tôm. Rong biển có thể hấp thụ tải lượng hữu cơ từ các hoạt động nuôi tôm bằng phương pháp xử lý thực vật, có nghĩa là sử dụng thực vật để giảm các chất ô nhiễm từ nước.

Trước khi thải nước ra môi trường, người nuôi có thể sử dụng rong biển như một bộ lọc sinh học trong ao nuôi sau xử lý. Rong biển sẽ xử lý chất thải trước khi nước được thải ra ngoài. Chúng cũng có thể được sử dụng trong một hệ thống tuần hoàn, nơi có các bể riêng chứa rong biển đóng vai trò như bộ lọc sinh học.

Cá măng

Cá măng, như cá rô phi, có thể ăn chất thải hữu cơ. Chúng có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau và có khả năng kháng bệnh cao. Sử dụng cá măng để xử lý chất thải có thể giảm tải lượng hữu cơ, làm cho nước thải ra ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Tương tự như cá rô phi, cá măng có thể được thả vào các ao sau xử lý để ăn chất thải trong nước trước khi thả nước ra môi trường.

Sử dụng rừng ngập mặn làm vùng đệm

Rừng ngập mặn cũng có thể xử lý nước thải thông qua khả năng hấp thụ và sử dụng các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ các hoạt động nuôi tôm. Rừng ngập mặn có thể được sử dụng như một vùng đệm hoặc vành đai bảo vệ phân chia giữa các khu vực canh tác và đại dương. Trước khi chảy ra biển, nước thải từ trại nuôi tôm đi qua rừng ngập mặn. Khi ở trong môi trường đó, các chất rắn lơ lửng lắng xuống và các chất dinh dưỡng được hấp thụ. Điều này dẫn đến sản lượng ít ô nhiễm hơn.

Rừng ngập mặn có thể hoạt động như một bộ lọc nước thải trước khi nó ra đại dươngRừng ngập mặn có thể hoạt động như một bộ lọc nước thải trước khi nó ra đại dương

Cân bằng giữa việc tăng cường và tính bền vững

Khi nuôi tôm ngày càng mở rộng và thâm canh, người nuôi phải chủ động quản lý các tác động đến môi trường của sản xuất. Những tác động tiêu cực do chất thải của tôm để lại có thể tàn phá cả môi trường và người nuôi.

Bài viết này chỉ sơ lược về bề nổi của chủ đề này, nhưng chúng tôi hy vọng rằng các giải pháp được cung cấp có thể mang lại những hiểu biết thực tế về lý do tại sao người nông dân cần cải thiện thực hành quản lý chất thải và tính bền vững môi trường.

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/how-to-manage-water-effluent-from-shrimp-farms

Theo Alune

Biên dịch: T.L – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page