VIRUS MỚI THUỘC HỌ IRIDOVIRIDAE, SHRIMP HEMOCYTE IRIDESCENT VIRUS (SHIV):

MỘT LOẠI MẦM BỆNH MỚI TRÊN TÔM

Tóm tắt

Với mục tiêu gia tăng sản lượng, ngành nuôi trồng thủy sản cần sự can thiệp mạnh mẽ từ các biện pháp canh tác với mật độ thả dày đặc và các yếu tố đầu vào khác. Điều này đã gây áp lực lên toàn hệ thống nuôi. Do đó, nhiều loại bệnh do vi rút gây ra đã xuất hiện trong ngành nuôi tôm. Gần đây đã xuất hiện dòng vi rút mới có tên “Shrimp hemocyte iridescent virus” (virus gây ánh kim trên hồng cầu) (viết tắt là SHIV) gây bệnh trên tôm, đây là một mối đe dọa tiềm tàng đối với ngành nuôi tôm. Tỷ lệ chết của tôm do vi rút này gây ra trên 80%. SHIV lần đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc vào năm 2014, nó dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngành nuôi tôm. Sau đó, loại vi rút này cũng được tìm thấy tại một số trại nuôi tôm ở Thái Lan. Các bên liên quan trong lĩnh vực NTTS cần sớm có nhận thức về bệnh do SHIV gây ra, nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch bùng phát thêm. Nghiên cứu này nhằm làm rõ các dấu hiệu lâm sàng, vật chủ, mô đích và mô bệnh học, phân bố địa lý và các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh do SHIV.

1/ Giới thiệu

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) vào năm 2020, nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành sản xuất thực phẩm nhanh chóng trên toàn cầu, chiếm 46% tổng sản lượng cá. Theo nghiên cứu của ông Ngasotter và các cộng sự của mình vào năm 2020 thì đây là nguồn cung cấp đạm (protein) động vật chính cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Đồng thời, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng phục vụ sinh kế của hơn 10% dân số toàn cầu. Mục tiêu gia tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản đòi hỏi các chiến lược nuôi thâm canh kết hợp với mật độ thả cao và các yếu tố đầu vào khác. Về lâu về dài thì hình thức này sẽ gây ra áp lực lên cả hệ thống nuôi trồng. Vì vậy, nhiều loại bệnh do vi rút đã xuất hiện trong ngành nuôi tôm như: vi rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV), vi rút gây bênh đầu vàng (YHV), vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IMNV), v.v … Gần đây, một loại vi rút mới xuất hiện, được gọi là shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV), thuộc họ Iridoviridae, đã được tìm thấy tại Trung Quốc. Bệnh này có thể gây tử vong cao ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và các loài tôm khác. Vi rút này cũng có khả năng lây nhiễm trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii).

2/ Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV)

SHIV là một loại virus có mối đe dọa tiềm ẩn rất lớn đối với ngành nuôi tôm. Vi rút này có cấu trúc tứ diện điển hình với đường kính trung bình khoảng 150 nano mét, thuộc họ Iridoviridae và nằm trong phân họ Betairidovirinae. Ban chấp hành của Ủy ban quốc tế về Phân loại vi rút (ICTV) vào tháng 3 năm 2019 đã phê duyệt đề cương của ông Chinchar và các cộng sự (2018) rằng SHIV là một chủng virus nhiều chân mới (DIV1), thuộc một chi mới của Decapodiridovirus. Cho đến nay, DIV1 đã được phát hiện ở tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), tôm he Trung Quốc (P. chinensis), tôm hùm Nhật (P. japonicus), tôm hùm đất (Cherax quadricarinatus), tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii), tôm càng sông (Macrobrachium nipponense) và tôm càng xanh (M. rosenbergii) ở Trung Quốc từ năm 2014. Điều này đã cho thấy DIV1 là một cảnh báo mới đối với ngành nuôi tôm. Ông Qiu và cộng sự vào năm 2019 đã xác định được một loại vi rút óng ánh có tên là shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV) và đã được phân lập từ tôm thẻ chân trắng nuôi (P. vannamei) vào năm 2014 và cũng được phát hiện ở tôm he (P. chinensis) và tôm càng xanh (M. rosenbergii)

3/ Dấu hiệu lâm sàng

Tôm bị bệnh có các dấu hiệu lâm sàng như mất màu nhẹ trên bề mặt, biếng ăn, vỏ mềm, râu bị đứt gãy, dạ dày rỗng và ruột có màu trắng đến đầu hơi vàng do gan tụy nhợt nhạt, 1/3 số tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) bị nhiễm bệnh có thân hơi đỏ ở Hình 1. Các dấu hiệu khác bao gồm: mất khả năng bơi và chìm xuống đáy ao, xuất hiện vùng tam giác màu trắng rõ rệt dưới lớp vỏ giáp ở gốc chủy tôm, đầu trắng và mang vàng, gan tụy teo và màu sắc nhạt dần (vàng), cơ hơi trắng. và các râu bị đứt được quan sát thấy rõ ràng ở tôm càng xanh (M.rosenbergii) bị nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết do SHIV gây ra đã lên tới hơn 80%.

4/ Các vật chủ

Cho đến nay, SHIV được phát hiện phổ biến ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (P.vannamei), tôm càng đỏ Úc (C.quadricarinatus), tôm càng xanh (M.rosenbergii), tôm càng sông (M.nipponense) và tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkia). Ngoài ra, các vật chủ nhạy cảm hoặc mang mầm bệnh khác, bao gồm: tôm thẻ chân trắng Trung Quốc (P.chinensis), tôm hùm Nhật Bản (P.japonicus), tôm nước ngọt (M.superbum), tôm thẻ chân trắng Ridgetail (Exopalaemon carinicauda) và bọ chét nước (Cladocerans). Điều này cho thấy một loạt các vật chủ mang bệnh liên quan đến hemocyte (SHIV).

5/ Mô đích và mô bệnh học

Các mô đích mà SHIV có thể lây nhiễm, bao gồm mô tạo máu, tế bào hồng cầu trong các mô hoặc cơ quan sau (như mang, gan tụy, chân ngực, mấu đuôi, chân bơi và cơ).

Virus Gây Ánh Kim Trên Hồng Cầu Tôm

Hình 1: Các dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) bị nhiễm bệnh vi rút ánh kim hồng cầu so với các dấu hiệu của nhóm đối chứng:(a) Hình dáng bên ngoài của tôm, (b) Phần gan tụy (theo Qiu và các cộng sự năm 2017)

Vào năm 2017, thí nghiệm kiểm tra mô học của ông Qiu và cộng sự của mình đã cho thấy các thể bạch cầu ưa acid sẫm màu trộn lẫn với thuốc nhuộm bazơ và nhân tế bào teo lại hoặc cô đặc trong mô tạo máu và tế bào máu ở mang, gan, tụy và chân ngực.

6/ Phân bố địa lý và sự lây lan của dịch bệnh

SHIV là một trong những bệnh mới xuất hiện trên giáp xác, đặc biệt là ở tôm. Bệnh này lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc. Và cho đến nay, bệnh này hiện chỉ phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, theo báo cáo của NACA (2019), các mẫu tôm sú (P. monodon) bắt được từ vùng biển quốc tế của Ấn Độ Dương được phát hiện dương tính với DIV1 thông qua xét nghiệm PCR.

7/ Bệnh do vi rút gây ánh kim trên hồng cầu tôm SHIV lây truyền như thế nào?

Nói chung, có hai hình thức lây truyền bệnh, cụ thể là lây truyền theo chiều ngang và lây truyền theo dọc. Sự lây truyền bệnh theo chiều ngang là lây truyền từ động vật này sang động vật khác khi tiếp xúc trực tiếp thông qua vật trung gian như phân bị nhiễm bệnh, vật truyền nhiễn, hoặc bất kỳ đầu vào trại nào, … Ngược lại, lây truyền theo chiều dọc là lây bệnh từ bố mẹ sang con cái. Sự lây lan bệnh SHIV do ăn thịt đồng loại của tôm bị bệnh hoặc do tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh cho thấy chỉ xảy ra theo chiều ngang.

8/ Mối đe doạ đối với ngành nuôi tôm

Bệnh SHIV được coi là mối đe dọa tiềm tàng đối với nghề nuôi tôm do các nguyên nhân sau:

  1. Bệnh SHIV lây nhiễm vào tất cả các giai đoạn của việc nuôi tôm thẻ chân trắng (P. vannamei), chẳng hạn như hậu ấu trùng và con trưởng thành.
  2. Có nhiều loài vật chủ có thể nhiễm bệnh.
  3. Tỷ lệ lây nhiễm và khả năng gây chết cao.
  4. Kể từ khi bệnh SHIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014 tại tỉnh Chiết Giang. Một nghiên cứu có chủ đích đã tìm thấy được sự lây lan của vi rút này ở 10 tỉnh khác của Trung Quốc.
  5. Một quốc gia khác ở Đông Nam Á, tức là Việt Nam cũng gần đây đã báo cáo về sự có mặt của vi rút này.
  6. Bệnh DIV1 được báo cáo có trong tôm sú (P. monodon) được khai thác tự nhiên từ Ấn Độ Dương.
  7. Làm thế nào để ngăn chặn Dịch bệnh bùng phát?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh.”

Câu nói trên ngụ ý rằng: Việc phòng ngừa luôn tốt hơn chữa khỏi bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp phòng tránh sau có thể được sử dụng để tránh dịch bệnh bùng phát, bao gồm bệnh SHIV, là:

  1. Sàng lọc tôm bố mẹ thẻ chân trắng (P. vannamei) nhập khẩu.
  2. Sàng lọc tất cả các nguồn đầu vào nuôi trồng thủy sản có khả năng mang vi rút, chẳng hạn như con giống và thức ăn tươi sống.
  3. Áp dụng các quy trình an toàn sinh học phù hợp cho trại.
  4. Sàng lọc các loài động vật sống chung có khả năng mang mầm bệnh tiềm ẩn.
  5. Giám sát tích cực cấp trang trại chăn nuôi.
  6. Kết luận

Dân số ngày càng tăng nên nhu cầu thực phẩm cũng tăng đáng kể. Vì thế cũng đòi hỏi sản lượng của các ngành sản xuất thực phẩm cao hơn. Đóng góp của ngành nuôi trồng thủy sản trong lĩnh vực này là rất lớn, thông qua hình thức nuôi thâm canh mật độ cao. Đặc biệt là ngành nuôi tôm, một ngành có tiềm năng mang lại giá trị cao. Hình thức nuôi này cũng làm xuất hiện các bệnh mới. Vì vậy, thực hành nuôi trồng thủy sản thích hợp trong các trang trại nuôi tôm cần được tuân thủ để tránh sự bùng phát dịch bệnh, bao gồm cả bệnh vi rút ánh kim hồng cầu tôm SHIV là mối đe dọa tiềm tàng lớn đối với ngành nuôi tôm.

9/ Tham khảo

 Chen, X., Qiu, L., Wang, H., Zou, P., Dong, X., Li, F., Huang, J., 2019. Susceptibility of Exopalaemon carinicauda to the infection with Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV 20141215), a strain of Decapod iridescent virus 1 (DIV1). Viruses 11(4), 387.

FAO, 2020. The State of World Fisheries and Aquaculture 2020. Sustainability in action. Rome. https://doi.org/10.4060/ca9229en. Accessed on March 2021.

Ngasotter, S., Panda, S.P., Mohanty, U., Akter, S., Mukherjee, S., Waikhom, D., Devi, L.S., 2020. Current Scenario of Fisheries and Aquaculture in India with Special Reference to Odisha: A Review on its Status, Issues and Prospects for Sustainable Development. International Journal of BioResource & Stress Management 11(4), 370-380.

 Qiu, L., Chen, M.M., Wan, X.Y., Li, C., Zhang, Q.L., Wang, R.Y., Cheng, D.Y., Dong, X., Yang, B., Wang, X.H., Xiang, J.H., 2017. Characterization of a new member of Iridoviridae, Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV), found in white leg shrimp (Litopenaeus vannamei). Scientific Reports 7(1), 1-13.

Qiu, L., Chen, X., Zhao, R.H., Li, C., Gao, W., Zhang, Q.L., Huang, J., 2019. Description of natural infection with decapod iridescent virus 1 in farmed giant freshwater prawn, Macrobrachium rosenbergii. Viruses 11(4), 354.

Xu, L., Wang, T., Li, F., Yang, F., 2016. Isolation and preliminary characterization of a new pathogenic iridovirus from redclaw crayfish Cherax quadricarinatus. Diseases of Aquatic Organisms 120(1), 17-26

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *