Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Trứng từ tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh đã được chứng minh rằng có thể sinh ra được các ấu trùng khỏe mạnh nếu được khử trùng đúng cách. Điều này đã giúp làm thay đổi quy trình của một cơ sở sản xuất giống lớn và tăng tỷ lệ sống của con non một cách đột biến.Tăng Tỉ Lệ Sống Con Non

Tôm sú giống được sản xuất tại trại giống của Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á có trụ sở tại thành phố Tigbauan, tỉnh Iloilo (Philippines). Những con giống này đã sẵn sàng để đóng gói và vận chuyển để thả vào ao nuôi.

Hồi năm 2018, cơ sở sản xuất tôm bố mẹ SEAFDEC/AQD ở tỉnh Iloilo (Philippines) cho biết rằng: Trứng từ tôm bố mẹ được chứng minh có chứa mầm bệnh sẽ được khử trùng và xử lý bằng clo ngay lập tức để duy trì an toàn sinh học.

Trại giống sử dụng các xét nghiệm sinh học phân tử (PCR) trên tôm bố mẹ để loại bỏ các loại vi rút lây nhiễm hội chứng đốm trắng (WSSV), gây bệnh còi (MBV), gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (​IHHNV), gây bệnh đầu vàng ( YHV), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP).

Tuy nhiên, với việc xử lý số lượng lớn trứng có thể từ 200.000 đến 1 triệu trứng cho mỗi lứa thì nhà khoa học tại cơ sở SEAFDEC / AQD, tiến sĩ Leobert de la Peña đã báo cáo một phát hiện rằng: Việc khử trùng trứng có thể tạo ra những con post sạch bệnh từ tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh.

Ngành nuôi trồng thủy sản là nguồn cung cấp thủy sản an toàn, bổ dưỡng, bền vững và ngày càng quan trọng đối với người dân trên toàn thế giới. Trên toàn cầu, sản lượng nuôi trồng thủy sản phải tăng gấp đôi vào năm 2030 để bắt kịp nhu cầu đang tăng cao về các sản phẩm thủy sản. Bên cạnh đó cũng cần cân nhắc về an ninh lương thực và tạo việc làm để làm tăng nhu cầu về lao động có tay nghề cao.

Khám phá cách bạn có thể trở thành một phần của ngành công nghiệp đang mở rộng nhanh chóng này.

Trong một buổi họp với báo chí, tiến sĩ de la Peña cho biết: “Bây giờ chúng tôi thu thập trứng từ mỗi lứa đẻ và rửa chúng bằng nước biển được khử trùng bằng tia cực tím. Tiếp đến, những quả trứng đã được rửa sạch này lại được khử trùng bằng i-ốt trước khi rửa lại bằng nước biển tiệt trùng.”

Việc làm này đã giúp trại sản xuất giống thử nghiệm đạt được tỷ lệ sống 19% vào năm 2020, so với chỉ 9% vào năm 2018 trước khi tiến hành khử trùng trứng.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) khuyến cáo rằng trứng tôm và nauplii (ấu trùng tôm) phải được rửa sạch và khử trùng thích hợp để ngăn ngừa lây truyền vi rút, vi khuẩn, nấm và các bệnh khác từ tôm bố mẹ.

Cho đến nay, trứng được khử trùng từ một số lô tôm bố mẹ bị nhiễm bệnh tại trại giống vẫn sạch bệnh đã giúp trại giống thử nghiệm đạt được tỷ lệ sống 19% (từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn hậu ấu trùng) vào năm 2020, so với chỉ 9% ở năm 2018, trước khi việc khử trùng trứng được thực hiện.

Việc khử trùng trứng của những con bố mẹ nhiễm bệnh giúp cho các trại giống thử nghiệm giảm chi phí. Tại Philipin, mỗi một con bố mẹ trị giá 1,500 -2,000 đồng Philipin (31- 42$), trong khi mỗi cá thể trứng phát triển thành con post thành công có giá 200 – 250 đồng Philipin/ 1,000 con (4-5$).

Vào giữa những năm 2000, chúng tôi phát hiện có từ 0,3 đến 10 phần trăm tôm trong tự nhiên bị nhiễm hội chứng đốm trắng WSSV. Gần đây, chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng khoảng 60 phần trăm tôm được nuôi để đẻ trứng được kiểm tra đã bị nhiễm bệnh.

Biện pháp này thậm chí còn quan trọng hơn do số lượng tôm bố mẹ đánh bắt tự nhiên do các cơ sở thu mua được phát hiện bị nhiễm hội chứng đốm trắng (WSSV) ngày càng tăng.

Tiến sĩ de la Peña giải thích : “Vào giữa những năm 2000, chúng tôi phát hiện ra rằng có từ 0,3 đến 10 phần trăm tôm trong tự nhiên bị nhiễm hội chứng đốm trắng (WSSV). Gần đây, chúng tôi cũng đã phát hiện ra rằng khoảng 60 phần trăm tôm được nuôi để đẻ trứng được kiểm tra đã bị nhiễm bệnh.”

Trong khi sự căng thẳng sinh sản có thể giúp phát hiện ra mầm bệnh dễ dàng hơn bằng xét nghiệm sinh học phân tử PCR, sự gia tăng gấp 10 lần của bệnh này cho phép ước tính sơ bộ về sự lây lan đáng báo động của WSSV, cũng như dẫn đến thiệt hại kinh tế đáng kể cho các trại giống.

Khu Phức Hợp Trại Sản XuấtẢnh chụp từ trên không của khu phức hợp trại sản xuất tôm giống sạch bệnh SEAFDEC / AQD

Phục hồi vận mệnh tôm sú tại Philippines

Cơ sở sản xuất tôm giống và tôm sú bố mẹ của SEAFDEC / AQD là trung tâm của chương trình Oplan Balik Sugpo tại SEAFDEC / AQD, được phát động vào năm 2017 bởi Giám đốc Dan Baliao, nhằm thúc đẩy sản xuất tôm giống chất lượng cao và giúp phục hồi ngành công nghiệp tôm sú (tên khoa học là Penaeus monodon) ở Philippines.

Đây là một trong những quốc gia sản xuất tôm hàng đầu trên thế giới, thu hoạch 120.000 tấn tôm sú vào năm 1992, trị giá 300 triệu đô la Mỹ trong năm đó (bao gồm 571 triệu đô la tính theo lạm phát). Do có nhiều loại dịch bệnh trên tôm, sản lượng tôm của quốc gia hiện tại chỉ bằng khoảng một phần ba sản lượng năm 1992, ở mức 42.450 tấn, trị giá khoảng 20,60 tỷ peso.

Tiến sĩ de la Peña cho biết: “Công nghệ trong nuôi tôm không ngừng phát triển. Với tư cách là các nhà khoa học, chúng tôi cần phải thích ứng để phù hợp với tình hình hiện tại trên đồng ruộng.

Cảnh sát trưởng Baliao chia sẻ rằng: SEAFDEC / AQD đang cải tiến hơn nữa các giao thức và công nghệ của mình để hợp tác trong tương lai với các cơ quan chính phủ của Philippines, chẳng hạn như Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản (DA-BFAR) và Viện Nghiên cứu và Phát triển thủy sản quốc gia (NFRDI).

Theo The Fish Site

Biên dịch: Huỳnh Thùy – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/reducing-egg-loss-in-shrimp-hatcheries

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page