Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Việc thiếu sót trong quản lý làm cạn kiệt nguồn oxy hòa tan, dẫn đến giá trị pH quá cao và sự xuất hiện của các loài thực vật phù du không mong muốn.Các quần thể thực vật phù du là thành phần quan trọng của các ao nuôi tôm

Các quần thể thực vật phù du là thành phần quan trọng của các ao nuôi tôm. Chúng có thể là có lợi hoặc có hại của nhau tùy thuộc vào cách chúng ta quản lý aoẢnh của Darryl Jory

Thực vật phù du là một vấn đề nan giải trong nuôi trồng thủy sản. Các quần thể của chúng khi được quản lý thích hợp sẽ rất có lợi đối với các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhưng nếu quản lý không đầy đủ, chúng có thể sinh sôi nảy nở ngoài tầm kiểm soát và gây ra những tác động tiêu cực đáng kể.

Nhiều loài thực vật phù du có lợi trong việc nuôi tôm và cá khi xét về khía cạnh dinh dưỡng và khả năng loại bỏ các chất dinh dưỡng dư thừa (như amoni, nitrat và photphat). Bên cạnh đó, thực vật phù du này cũng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi pH, làm sản sinh amoniac và hydro sulfua; có thể gây độc tính cao đối với các loài nuôi trồng thủy sản.

Sự suy giảm oxy trong ao vào ban đêm có thể xảy ra khi thực vật phù du nở hoa quá mức, làm ảnh hưởng hoặc thậm chí gây chết tôm và cá nuôi. Ngoài ra, các nhóm thực vật phù du như tảo đơn bào 2 roi có thể sản sinh ra chất độc khi chúng chết và ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, cá.

Do đó, tùy thuộc vào cách quản lý mà các quần thể thực vật phù du sẽ có lợi hoặc có hại đối với các hệ thống nuôi trồng thủy sản.

Một số loài thực vật phù du có lợi trong các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủyMột số loài thực vật phù du có lợi trong các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản bao gồm Chaetoceros sp. (nordicmicroalgae.org – bên trái) và Chlorella sp. (tradeboss.com – bên phải).

Thực vật phù du có lợi

Có nhiều loài thực vật phù du có giá trị dinh dưỡng cao đối với nhiều loài nuôi trồng thủy sản, chẳng hạn như Chaetoceros sp., Tetraselmis sp., Isochrysis sp., Skeletonema sp., Spirulina sp. và Chlorella sp. Những loài này cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn đầu của ấu trùng tôm. Nhiều loài thực vật phù du cũng sản sinh ra axit béo omega-3 có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ví dụ, Schizochytrium sp. đã được nuôi cấy để thu hoạch axit béo omega-3 cao, có lợi sức khỏe con người và là nguồn nguyên liệu đặc biệt. Vi tảo lục diệp lục Haematococcus pluvialis có hàm lượng chất chống oxy hóa astaxanthin cao và có giá trị, rất có lợi trong tất cả các giai đoạn nuôi tôm; đồng thời là thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho con người.

Các ao bị chi phối bởi Chlorella sp. và các loài thực vật phù du khác (“nước xanh”), hoặc các ao nơi tảo Silic chiếm ưu thế (“nước nâu”) giúp nâng cao chất lượng nước. “Nước xanh” đặc biệt quan trọng trong những ngày đầu nuôi tôm vì nó có thể được tồn tại trong thời gian lâu hơn so với tảo Silic.

Thực vật phù du có thể sử dụng amoni, nitrat và photphat, do đó làm giảm nồng độ của chúng trong nước ao. Amoni và nitrat là sản phẩm phụ của quá trình phân hủy protein, trong khi photphat có trong thức ăn cho tôm trong ao. Nếu xuất hiện ở nồng độ cao, chúng làm giảm chất lượng nước và có thể hạn chế sự phát triển của tôm và cá.

Thực vật phù du cũng tạo bóng râm và có thể hạn chế hoặc ngăn chặn sự hình thành của các loài tảo đáy không mong muốn ở đáy ao. Khi có sự phát triển đáng kể của tảo ở đáy ao, chúng sẽ nổi lên và tạo thành thảm do sự hình thành khí trong những ngày nắng và có thể tích tụ ở các góc tù đọng của ao. Khi chìm trở lại, chúng sẽ phân hủy và tạo ra H2S rất độc đối với động vật nuôi trồng thủy sản.

Một số loài thực vật phù du có lợi trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt và biểnMột số loài thực vật phù du có lợi trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản nước ngọt và biển bao gồm: Haematococcus pluvialis (youtube.com – trên cùng bên trái); Tetraselmis sp. (nuestroacuario.com – trên cùng bên phải); và Schizochytrium sp. (snipview.com – bên dưới).

Bóng râm rất quan trọng vì khi thả tôm post hoặc cá bột vào ao, nếu không có bóng râm, chúng sẽ bị căng thẳng quá mức dưới ánh nắng chói chang. Ngày nay, màu nước ao thích hợp và theo mong muốn không thể đạt được sớm do sự phát triển của quần thể thực vật phù du trong tự nhiên, trường hợp này thường xảy ra với các ao bê tông hoặc ao lót bạt HDPE, chúng ta có thể bổ sung chất tạo màu thương mại nhân tạo vào nước ao để tạo bóng râm.

Các loài thực vật phù du là những sinh vật tự dưỡng sơ cấp có khả năng tạo ra thức ăn từ hoạt động quang hợp của chúng và là điểm khởi đầu của quá trình sản xuất tự nhiên trong hệ sinh thái ao nuôi và chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Sự phát triển của quần thể thực vật này kéo theo sự phát triển của những loài khác bao gồm cả các loài động vật phù du ăn thực vật phù du. Cả thực vật phù du và động vật phù du đều là nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng cho tôm giống và cá bột được thả vào ao.

Thực vật phù du có hại

Tuy nhiên, hiện tượng nở hoa của thực vật phù du cũng có thể có hại vì có thể gây ra một số vấn đề nếu không được quản lý đúng cách. Ví dụ, sự nở hoa quá mức có thể gây ra sự suy giảm oxy vào ban đêm và dẫn đến chết hàng loạt sinh vật phù du và sinh vật thủy sinh. Tải lượng hữu cơ quá mức gây chết hàng loạt này có thể gây ra sự suy giảm chất lượng nước đáng kể (đặc biệt là tăng nhu cầu oxy hòa tan), và sự phát triển mạnh mẽ của các quần thể vi khuẩn và nấm gây bệnh, có thể làm xuất hiện nhiều loại bệnh cho động vật nuôi trồng thủy sản.

Trong các ao có thực vật phù du chiếm ưu thế thì có sự thay đổi pH. Khi có ánh sáng mặt trời sẽ đẩy mạnh quá trình quang hợp, hấp thụ carbon dioxide CO2 và làm thay đổi nồng độ pH. Khi mặt trời lặn, quá trình hô hấp của thực vật phù du sẽ giải phóng CO2, dẫn đến sự hình thành axit cacbonic và làm giảm pH nước ao. Sự thay đổi pH này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước ao, vì pH ảnh hưởng đến sự phân ly của amoni và hydro sulfua.

Khi pH đạt trên 8,5 thì tỷ lệ amoniac độc hại cao hơn, và pH dưới 6,5 sẽ xảy ra sự hình thành hydro độc hại. Mức độ thay đổi trong ngày của các giá trị pH bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mật độ và nồng độ thực vật phù du. Mức độ này càng cao thì càng nghiêm trọng.

Sự phát triển của thực vật phù du tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Chúng sẽ phát triển càng nhanh thì cường độ ánh sáng càng mạnh. Ở cường độ ánh sáng mặt trời cao hơn, hệ thống biofloc có xu hướng biến đổi và trở thành hệ thống bị chi phối bởi thực vật phù du, vì vậy việc tạo bóng râm cho các ao hoặc bể vận hành hệ thống sản xuất biofloc là cần thiết và hữu ích.

Các loài và nhóm thực vật phù du không mong muốn như Anaebaena sp. (một loại tảo xanh lam dạng sợi hoặc vi khuẩn lam), và các loài tảo đơn bào như Gymnodinium sp.Ceratium sp. sẽ phát triển mạnh ở vùng nước giàu chất dinh dưỡng. Nhưng khi xảy ra hiện tượng chết hàng loạt do lượng ôxy hòa tan trong ao bị cạn kiệt, các loài này có thể giải phóng độc tố sinh học gây hại cho tôm và nhiều loài nuôi trồng thủy sản khác.

Tảo đơn bào hai roi (Dinoflagellates) nở hoa hình thành các đợt thủy triều đỏTảo đơn bào hai roi (Dinoflagellates) nở hoa hình thành các đợt thủy triều đỏ và có thể liên quan đến việc sản xuất một số độc tố tự nhiên. Trái: Hình ảnh hiển vi của Ceratium furca, một loài tảo hai roi thường gặp [Minami Himemiya, [CC BY-SA 3.0 (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0)], qua Wikimedia Commons]. Phải: Thủy triều đỏ do Dinoflagellates gây ra ở Bến tàu Hải dương học Scripps, La Jolla California (Ảnh của Alejandro Díaz – http://en.wikipedia.org/wiki/Image:La-Jolla-Red-Tide.780.jpg].

Cách xử lý thực vật phù du

“Điều tiết” là con đường trung gian tốt nhất được thực hiện trong nhiều trường hợp, và trong các ao nuôi tôm. Kịch bản lý tưởng là giữ cho thực vật phù du được kiểm soát ở mức độ vừa phải. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách.

Lựa chọn đầu tiên để quản lý thực vật phù du là có một chế độ thay nước thích hợp. Một chế độ liên quan đến việc thay nước đáng kể (lên đến 20% hàng ngày) trong các ao ở nơi dễ lấy nước. Tuy nhiên, điều này chỉ nên được thực hiện nếu cần thiết và cần xem xét đến mật độ sinh vật phù du và các khía cạnh quản lý ao khác.

Một cách khác là thay đổi nước hàng ngày tối thiểu lên đến 3-5%, và được thực hiện trong các công nghệ sản xuất chuyên sâu, phức tạp hơn như hệ thống biofloc. Chế độ thay nước thứ ba là dựa vào thủy triều, phụ thuộc vào điều kiện địa phương và đặc trưng cho các hệ thống sản xuất quy mô hơn và lâu đời hơn như các ao rất lớn (<15-20 ha) nằm rất gần vùng ảnh hưởng của thủy triều.

Trong thời gian triều cường cao, một lượng lớn nước biển đã có sẵn trong khoảng thời gian này, quá trình trao đổi nước có thể xảy ra.Tuy nhiên, kiểu thay nước này có thể dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa đáng kể và không được khuyến khích. Tốt hơn là nên thiết lập và vận hành với việc thay nước tối thiểu để đảm bảo an toàn sinh học và có ít nhất một phần của ao được che bóng bằng lưới hoặc vật liệu khác. Hoặc vận hành việc thay nước đáng kể hàng ngày có thể bao gồm việc tuần hoàn nước thông qua ao lắng và các phương pháp xử lý nước khác được một số nông dân thực hiện như hiện nay.

Lựa chọn thứ hai để quản lý thực vật phù du được thực hiện ở những khu vực có nguồn cung cấp nước hạn chế và nơi những người nuôi trồng thủy sản có thể quản lý các quần thể thực vật phù du quá mức bằng cách sử dụng các chất diệt tảo như benzalkonium chloride (0,3 ppm) và hydrogen peroxide (2 ppm).

Quan điểm

Các quần thể thực vật phù du là thành phần quan trọng của ao nuôi tôm, và có thể có lợi hoặc hại tùy thuộc vào cách quản lý chúng. Quản lý hợp lý khả năng sản xuất tự nhiên trong ao nuôi tôm rất quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự nở hoa của sinh vật phù du, cũng như năng suất của cộng đồng vi sinh vật và sinh vật đáy. Thực vật phù du nở hoa mạnh sẽ hỗ trợ một cộng đồng sinh vật đáy khỏe mạnh và sẽ góp phần đáng kể vào việc ổn định và duy trì chất lượng nước trong các ao nuôi tôm.

Cách thúc đẩy sản xuất oxy là tăng quá trình quang hợp và giảm mức độ của các chất chuyển hóa khác nhau, cũng như các chất độc hại bằng cách cải thiện nước ao và pH nền đáy (rất quan trọng trong các ao có đất phèn) thông qua việc hạn chế tảo lam bằng cách tạo bóng râm, và tăng độ đục để làm giảm quần thể tảo đáy và tránh các loài chim săn mồi.

Theo Thạc sĩ Poh Yong Thong

Biên dịch: Huỳnh Thùy – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Nguồn:https://www.aquaculturealliance.org/advocate/phytoplankton-aquaculture-ponds-friend-foe/?zarsrc=31&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page