Tóm tắt

Hiện nay, có rất nhiều chế phẩm sinh học (CPSH) trên thị trường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc và một số nhà nghiên cứu có tiếng đã báo cáo các kết quả khác nhau về tác dụng của CPSH trong ao nuôi trồng thủy sản. Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của CPSH thương mại lên chất lượng nước, mật độ vi khuẩn và sản lượng tôm trong các ao tôm thẻ Penaeus vannamei ở Hai-yan, Trung Quốc.

Sáu ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc với các diện tích bề mặt khác nhau từ 0.33-1.2 ha được lựa chọn để tiến hành thử nghiệm. Các ao này đều là ao xi măng và đã qua 03 chu kỳ nuôi. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, tất cả các chất hữu cơ dưới đáy ao đều được loại bỏ hoàn toàn theo tiêu chuẩn thực hành nuôi, và sau đó được khử trùng bằng CaO trước khi thả giống. Cuối cùng sau 15 ngày phơi ao, bơm nước sông Qiantang đã được lọc qua hệ thống lọc cát vào tất cả các ao này.

Mật độ thả là 750,000 post/ ha cho tất cả các ao. Tôm được cho ăn bằng thức ăn viên thương mại (sản xuất tại Trung Quốc) hai lần một ngày trong tháng đầu tiên với tỷ lệ 6–10% trọng lượng cơ thể tôm và ba lần một ngày cho đến khi thu hoạch ở mức 4–5% cơ thể trọng lượng. Đặt quạt chạy 5–20 giờ mỗi ngày và bơm thêm nước bù vào thay cho khoản hao hụt do bay hơi.

Ba ao (Số 1-3) là các ao thử nghiệm có sử dụng CPSH và ba ao còn lại (Số 4-6) được xem là các ao đối chứng (Bảng 1). Tất cả các nghiệm thức đều lặp lại 03 lần, và các thử nghiệm là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Bảng 1. Thông tin thiết kế thử nghiệm bao gồm số ao, diện tích, độ sâu và loại nghiệm thức

CPSH thương mại nội địa có dạng chất lỏng và được đóng gói vô trùng trong các ống nhựa kín khí. Tỷ lệ và tần suất sử dụng chế phẩm sinh học trong các ao thử nghiệm tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Cứ 1 kg CPSH được pha loãng trong nước ao và sục khí trong vòng 2 giờ. Liều áp dụng đầu tiên là 10 mg/L mỗi ao được thực hiện một ngày trước khi thả tôm giống. Trong 12 tuần tiếp theo, 3 mg/L được áp dụng sau mỗi 16 ngày. Sau 12 tuần đầu tiên, liều lượng của ứng dụng là tăng lên 5 mg/L cho đến cuối chu kỳ nuôi.

Nhiệt độ, độ mặn, DO, pH, tổng kiềm, và độ trong được đo bằng Bộ Test DREL 2400 và đĩa Secchi. Mẫu nước là hỗn hợp được thu thập từ ở giữa và các cạnh bên của ao để phân tích các chỉ tiêu hóa, lý và sinh học. Mẫu nước được lấy sau mỗi 21 ngày nuôi, vào ban ngày, trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 02 giờ chiều. Các mẫu nước được đựng trong các chai vô trùng và được chuyển đến PTN ngay lập tức. Các chỉ tiêu được đo bao gồm: nồng độ các hợp chất nito vô cơ (NH4-N, NO2-N, và NO3-N), Phốt pho hoạt hóa hòa tan (PO4-P), nhu cầu oxy hóa COD, và CO2 theo phương pháp Parsons và Wei.

Mẫu nước được pha loãng bằng nước muối sinh lý (0.9% NaCl) trước khi nuôi cấy. Ước tính tổng số đĩa (TPC) trên môi trường TSA, số lượng Vibrio giả định (PVC) trên môi trường TCBS, Bacillus sp. (BS) trên môi trường thạch bình thường thông qua số lượng bào tử nhuộm (NNA) và vi khuẩn ammoni hóa (AB) trên thạch vi khuẩn amoni hóa được thực hiện theo kỹ thuật quét đĩa. Hơn thế nữa, vi khuẩn khoáng hóa protein (PMB) được đã phân tích theo Rodina. Tất cả các hóa chất được sử dụng đều mua từ các công ty Sigma, Roche, Sangon, và Merck.

Sản lượng tôm cuối cùng, tăng trưởng, tỉ lệ sống và tỉ lệ chuyển hóa thức ăn FCR được ước tính sau 109 ngày nuôi. Phương pháp thống kê là phương pháp phân tích One-way ANOVA, cho thấy sự khác biệt đáng kể trên các chỉ số giữa các ao đối chứng và nghiệm thức (P<0,05).

CPSH thương mại có tổng mật độ tế bào khuẩn là 109 cfu / mL và tìm thấy vi khuẩn Bacillus sp. và vi khuẩn quang hợp chiếm ưu thế. Ngoài ra, chúng còn chứa nấm men, Saccharomyces cerevisiae, với 4,5 x 105 tế bào / mL, Nitrosomonas sp.Nitrobacter sp. lần lượt là 6,4 x 104 tế bào / mL và 2,8 x 106 tế bào / mL.

Nhiệt độ của ao nuôi tôm thay đổi theo thời tiết và cường độ ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ nước gần như giống nhau trong các ao vào các ngày lấy mẫu, và không có sự khác biệt giữa ao thử nghiệm và đối chứng. Nhiệt độ của ao dao động trong khoảng 22,2oC đến 34,8oC. Điều này tương tự với độ mặn, dao động trong khoảng 22 và 5, và không có khác biệt trong ao thử nghiệm và đối chứng.

Kết quả cho thấy rằng CPSH có thể cải thiện mật độ quần thể của hệ vi khuẩn có lợi, giảm hàm lượng N và P, và tăng sản lượng tôm. Số lượng trung bình của Bacillus sp., vi khuẩn amoni hóa và vi khuẩn khoáng hóa protein được phát hiện là cao hơn đáng kể trong ao thử nghiệm so với ao đối chứng (P <0,05). Trong các ao đối chứng, sự gia tăng lượng Vibrios giả định được quan sát và có mật độ trung bình lên đến 2,09 x 103 cfu / mL, trong khi đó chỉ là 4,37×102 cfu/mL trong ao đã xử lý (P <0,05). Việc sử dụng men vi sinh cũng làm tăng đáng kể lượng oxy hòa tan DO (P <0,05) và giảm Phốt pho hóa hóa hòa tan, tổng nitơ vô cơ và nhu cầu oxy hóa học COD (P <0,05). Ao thử nghiệm thu được trung bình 8215 ± 265 kg tôm / ha; với tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,13 ± 0,05 và tỷ lệ sống (SR) là 81,00 ± 6,25%. Các giá trị này cao hơn so với giá trị của các ao đối chứng (4985 ± 503 kg tôm / ha, FCR 1,35 ± 0,12 và SR 48,67 ± 3,51%). Chỉ số này cho thấy rằng việc bổ sung các chế phẩm sinh học thương mại có ảnh hưởng đáng chú ý đến chất lượng nước của ao nuôi tôm và sản lượng tôm.

Nhóm tác giả: Yan-Bo WANG, Zi-Rong Xu, và Mei-Sheng XIA

Viện Khoa học Thức ăn của ĐH Zhejiang, Trung Quốc.

Nguồn: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1444-2906.2005.01061.x

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *