Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Tôm nuôi sau 30 ngày thường có hiện tượng chậm lớn, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của bà con. Hiện tượng này gặp phải trong những trường hợp sau:

1. Nguồn thức ăn

– Nguyên nhân: Do nguồn nguồn cung cấp thức ăn chưa đảm bảo phù hợp nhu cầu dinh dưỡng, do bảo quản thức ăn không tốt sinh ra nấm mốc nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

– Biện pháp: Nên lựa chọn cơ sở cung cấp thức ăn tin cậy, uy tín, thành phần dinh dưỡng hợp lý cho từng giai đoạn của từng đối tượng nuôi, thức ăn được bảo quản tốt và thường xuyên kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng.2.

2. Cách cho ăn

– Nguyên nhân: Do số lần cho ăn và lượng thức ăn trong thời gian đầu sau khi thả giống (10-15 ngày đầu cho ăn từ 2-3 lần/ngày là chưa đủ), đối với ao nuôi công nghiệp mật độ cao, nguồn thức ăn tự nhiên không đủ đáp ứng về chế độ dinh dưỡng. Kích cỡ viên thức ăn và cỡ miệng không phù hợp.

– Biện pháp: Nên cho tôm ăn ít nhất 4 lần/ngày trong thời gian 10-15 ngày đầu, chọn kích cỡ viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng và lượng thức ăn đúng theo nhu cầu tôm nuôi.3

3. Cách sử dụng thuốc

– Nguyên nhân: Do sử dụng thuốc kháng sinh quá liều lượng trong việc phòng và trị bệnh dẫn đến làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm cho vi khuẩn kháng thuốc và ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của thức ăn.

– Biện pháp: Nên sử dụng thuốc kháng sinh hạng chế và theo liều lượng khuyến cáo trên sản phẩm. Nếu tôm bệnh thì sử dụng liên tục 3-5 ngày đến khi khỏi bệnh sau đó sử dụng phòng ngừa định kỳ 5 ngày/lần.

4. Môi trường nước

– Nguyên nhân: thiếu oxy, hàm lượng khí độc cao, độ phèn cao, độ mặn thấp và nước ao bị đục do phù sa sẽ làm giảm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của tôm.

– Biện pháp: hàm lượng oxy hòa tan > 4 mg/l, khống chế hàm lượng khí độc NO2 < 0.5 mg/l, NH3 < 0.03 mg/l, H2S < 0.1 mg/l, Fe < 1 mg/l, độ trong >  20 cm và độ mặn > 5%o.

5. Dịch bệnh

– Nguyên nhân: tôm nuôi sau 15 ngày tuổi có khả năng bị nhiễm các bệnh như ký sinh trùng, khuẩn, vi rus chúng xâm nhập vào gan và ruột tôm làm ức quá trình tăng trưởng của tôm.

– Biện pháp: tôm nuôi sau 15 ngày tuổi ta tiến hành phòng ngừa các bệnh như ký sinh trùng, khuẩn, vi rus bằng thuốc có thành phần betaglucan, sorbitol trộn cho ăn 1 lần/ngày, men tiêu hóa, enzyme tiêu hóa1 lần/ngày. Trị bệnh nhiễm ký sinh trùng và khuẩn, trộn kháng sinh 2 lần/ngày, 3 ngày liên tục. sau đó định kỳ phòng ngừa 5 ngày/lần.

6. Thời tiết mùa vụ

– Nguyên nhân: tôm thường chậm lớn vào mùa mưa do mực nước cao, nhiệt độ nước thấp làm giảm quá trình trao đổi chất, giảm hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể tôm

– Biện pháp: hạng chế thả tôm vào mùa mưa, nên thả mật độ thưa hơn, tôm thẻ < 70 con/m2, tôm sú < 20 con/m2, luôn hạ thấp mực nước < 1,3m.

7. Nguồn giống

– Nguyên nhân: do con giống không sạch bệnh, con giống bị cận huyết, điều kiện ương dưỡng không đủ dinh dưỡng, cở sở sản xuất thiếu uy tín.

– Biện pháp: lựa chon cơ sản xuất tôm giống có uy tín, chất lượng,nguồn giống bố mẹ rõ rang, sạch bệnh, sản xuất theo quy trình hoàn toàn bằng vi sinh.

*Ngoài ra, còn tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng của từng hộ nuôi mà tốc độ tôm lớn nhanh hay chậm. Để có vụ mùa thành công bà con nên lưu ý những vấn đề trên, tạo điều kiện môi trường ao nuôi tốt nhất có thể để tôm nuôi phát triển tốt.

Người thực hiện: ThS. Huỳnh Duy Phong – Công Ty TNHH Phát Triển Thủy Sản Bình Minh

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page