Động lực để quay trở lại nghề nuôi tôm sú là sự sẵn có của tôm bố mẹ SPF, nhưng mối lo ngại là sự cạnh tranh với tôm thẻ chân trắng cỡ lớn

Thu hoạch tôm sú tháng 9/2021

Trở lại năm 2014, Tiến sĩ Manoj M Sharma, Giám đốc Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Mayank (MAPL) đã đến hội nghị TARS để giải thích về cách nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei, cách nuôi tôm sú, sản xuất tôm cỡ lớn (40-50g) với mật độ thả thấp 15-20 PL/m² ở Gujarat, Ấn Độ. Năm nay, Manoj đã quay trở lại nuôi tôm sú (Penaeus monodon), điều này có thể thực hiện được nhờ sự sẵn có của post từ tôm bố mẹ sạch mầm bệnh cụ thể (SPF) ở Ấn Độ.

Là một người ủng hộ việc nuôi tôm sú từ lâu, với điều kiện thích hợp, Manoj quyết định kiểm tra xem “việc mang tôm sú trở lại sẽ tốt hơn hay là một sai lầm” đối với ông. Trong TARS 2021, ông đã thảo luận về lý do khôi phục sản xuất tôm sú mặc dù có những lo ngại về tiềm năng xuất khẩu của ngành này.

Tôm sú bố mẹ SPF và thuần hóa hiện đã có sẵn trong khu vực, mà Robins McIntosh, CPF, Thái Lan gọi là sự thúc đẩy mở rộng thành công nghề nuôi tôm sú ở Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam. Tiến sĩ Hoàng Tùng, CSIRO, Úc cho biết Việt Nam sản xuất 250.000 tấn tôm sú hàng năm bằng các mô hình nuôi quảng canh, thả giống với mật độ 0,5 con/m² cho kích cỡ tôm 100g/con trong 90 ngày, và thả với mật độ 1 con/m² cho kích cỡ >100g tôm trong hơn 120 ngày.

Đối với Manoj, nuôi tôm sú trong các trang trại an toàn sinh học sử dụng mô hình tôm thẻ chân trắng hiện tại không phải là vấn đề. Tuy nhiên, cần phải theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú, vì sức chứa của các trang trại đã giảm nghiêm trọng do việc nuôi tôm thẻ chân trắng liên tục. Khi nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu ở châu Á, nó được cho là chiếm lĩnh thị trường tôm kích cỡ nhỏ hơn (100 con/kg đến 50 con/kg), nhưng dần dần, với việc thu hoạch một phần, hiện nay nó có thể chiếm lĩnh tất cả các phân khúc về kích cỡ. Vì vậy, điều quan trọng là ông và những nông dân khác phải tìm hiểu thị trường tôm sú.

Lịch sử tôm sú ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, nghề nuôi tôm bắt đầu với loài sú đặc hữu từ năm 1985-2009, cho đến khi virus hội chứng đốm trắng (WSSV) tàn phá sản lượng, từ mức cao nhất là 120.000 tấn năm 2005 xuống dưới 80.000 tấn năm 2008.

“Lúc đó, hạn chế lớn nhất của chúng tôi là chất lượng của cả tôm bố mẹ và tôm giống. Chúng tôi phải liên tiếp đối mặt với các dịch bệnh như WSSV, mềm vỏ, virus gan tụy (HPV), tăng trưởng kém và đóng rong bên ngoài với tốc độ tăng trưởng chậm. Để đạt 30 con/kg cần 150-200 ngày. Chúng tôi đã tuyệt vọng cho đến khi việc nuôi tôm thẻ chân trắng được cho phép và điểm nổi bật nhất của điều này là sự sẵn có của SPF/SPR (kháng mầm bệnh cụ thể), tôm bố mẹ sạch bệnh và sức khỏe cao.” Manoj nói thêm: “Tất nhiên điểm thu hút là phạm vi kích cỡ được thị trường chấp nhận và sản lượng có thể tăng lên 10 tấn/ha.”

Ở Ấn Độ, nuôi tôm thẻ chân trắng bắt đầu vào năm 2010 và kể từ đó, sản lượng đã đạt được mức rất ấn tượng. Vào năm 2020, 95% sản lượng là tôm thẻ chân trắng từ 75 tỷ con tôm giống. Hiện nay, gần như không có nguồn cung ấu trùng tôm sú. “Chúng tôi đạt 800.000 tấn vào năm 2019 và giảm 20% vào năm 2020 chắc chắn là do các vấn đề sản xuất cũng như đại dịch Covid-19.”

Tăng chi phí sản xuất

Các vấn đề liên quan đến nuôi tôm thẻ chân trắng bao gồm tỷ lệ sống thấp, tăng trưởng chậm, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) cao và dịch bệnh bùng phát tràn lan từ Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), Vibrio, teo gan tụy, hội chứng chết hàng loạt (RMS) ở tôm 5-10g, bệnh phân trắng (WFD) và gần đây là bệnh hoại tử cơ do virus (IMNV). WSSV vẫn là mối đe dọa lớn nhất, với 50-60% nông dân báo cáo về bệnh này, đặc biệt là trong giai đoạn gió mùa mùa hạ. Với đại dịch Covid-19, việc gián đoạn khiến chi phí tăng đáng kể. Trong ba tháng qua (kể từ tháng 5-8/2021), giá thức ăn nuôi tôm đã tăng 8-12%.

Manoj liệt kê các vấn đề như mật độ thả nuôi cao và độ mặn cao kết hợp với lượng chất hữu cơ cao chính là nguyên nhân dẫn đến thảm họa trong nuôi tôm. Điều này không chỉ liên quan đến sức chứa của ao nuôi so với khả năng sản xuất, mà còn liên quan đến sức chứa của khu vực sản xuất so với khả năng cấp nước (Sharma, 2019). “Trong nuôi tôm vào mùa hè chủ yếu là WFD xuất hiện; vào mùa đông và mùa gió mùa thì WSSV!”

“Để tiếp tục cạnh tranh, tại Gujarat, chúng tôi cần sản xuất tôm cỡ lớn, có thể là tôm thẻ chân trắng hoặc tôm sú.” – Manoj Sharma

Chênh lệch trong COP

Ở Ấn Độ, có sự chênh lệch rõ ràng về chi phí sản xuất (COP) giữa các trang trại ở Andhra Pradesh, bang sản xuất hàng đầu với 70% sản lượng hàng năm và các khu vực còn lại ở Ấn Độ, đặc biệt là Gujarat (Bảng 1). “Chi phí tôm post ở Andhra Pradesh gần bằng một nửa so với các khu vực còn lại của Ấn Độ và chi phí thức ăn thấp hơn. COP ở Andhra Pradesh thấp hơn 1 USD so với các khu vực còn lại của Ấn Độ.”- Manoj nói.

Bảng 1. So sánh chi phí sản xuất ở Andhra Pradesh và các khu vực còn lại của Ấn Độ, tính cho tôm cỡ 30-40 con/kg.

Dựa trên chi phí để sản xuất tôm cỡ 70-20 con/kg, Manoj cho biết việc đạt được lợi tức đầu tư (ROI) ít nhất 40% là khó khăn với tôm cỡ nhỏ. Ở Andhra Pradesh, nông dân đã có thể duy trì nhờ giá tôm cỡ nhỏ tốt hơn. Vào tháng 8 năm 2021, giá trang trại cho loại 100 con/kg là 180 INR/kg (2,43 USD/kg). Tuy nhiên, ông nói thêm: “Để tiếp tục cạnh tranh tại Gujarat, chúng tôi cần sản xuất tôm cỡ lớn, có thể là tôm thẻ chân trắng hoặc tôm sú.”

Bảng 2. So sánh chi phí sản xuất cho cỡ tôm 70-20 con/kg. Lưu ý: Lợi tức đầu tư phải đạt ít nhất 40%.

Tìm hiểu thêm về Gujarat

Cho đến gần đây, Gujarat là bang sản xuất tôm lớn thứ hai ở Ấn Độ. Nó đã nhận được những lời khen ngợi là vùng sản xuất hiệu quả nhất với tỷ lệ thành công đạt 95%. Tuy nhiên, Tây Bengal và Odisha đã vượt qua Gujarat vì nhiệt độ nóng trong mùa hè của vụ sau. “Gujarat nổi tiếng với sản lượng tôm cỡ 30-45g, mà tôi đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách của tôm sú” Manoj nói.

“Trước đây, các trang trại ở Gujarat từng sản xuất 85% tôm cỡ 20-30 con/kg cho đến năm 2017. Xu hướng giảm đi kèm với tôm tăng trưởng chậm. Năm 2020, sản lượng giảm xuống chỉ còn 20.000 tấn, so với 50.000 tấn năm 2016 với cỡ trung bình 40-50 con/kg (15-20g/con). Các trang trại bị ảnh hưởng bởi WFD, EHP và RMS. “Với các vấn đề về sản xuất và lợi nhuận, các hiệp hội nuôi tôm ở Gujarat và Maharashtra đang nghĩ đến việc quay trở lại nuôi tôm sú”.

Tôm sú tăng trưởng nhanh và sạch bệnh mầm bệnh cụ thể

“Bây giờ chúng ta có lựa chọn tôm sú SPF tăng trưởng nhanh như tôm từ Moana và tôm bố mẹ thuần hóa từ Madagascar. Trong khi tôm sú hoang dã có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày (ADG) là 0,27g, thì tôm sú SPF tăng trưởng nhanh hơn 50% ở mức 0,47g. Tôi có thể thu được tôm cỡ 50g trong 120 so với 200 ngày từ tôm giống của tôm bố mẹ hoang dã” – Manoj nói.

Tuy nhiên, việc quay trở lại nuôi tôm sú cũng đi kèm với nhiều bất ổn, từ tỷ lệ thành công, sức chứa, thị trường và giá cả. Tất nhiên, luôn có vấn đề về dịch bệnh. Trong danh sách kiểm tra của ông có các vấn đề như chất lượng tôm bố mẹ và tôm post, nhưng quan trọng nhất là tiềm năng xuất khẩu vì tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh thị trường tôm cỡ từ 5-50g. Hiện Việt Nam và Bangladesh chiếm ưu thế trên thị trường Nhật Bản và Châu Âu.

“Sau đó, chúng ta cần khôi phục lại thị trường tôm sú và đảm bảo nguồn cung, sản lượng và tính nhất quán. Chúng ta cần liên kết với các đối tác phù hợp, chương trình chứng nhận phù hợp và truy xuất nguồn gốc tôm sú không kháng sinh.”

Tôm sú tại MAPL

Vào năm 2021, MAPL đã thực hiện một vụ nuôi tôm sú sử dụng bốn nhóm ao, mỗi nhóm có 10 ao và điều chỉnh mật độ thả nuôi từ 10-20 PL/m² (Bảng 3).

Bảng 3. Kết quả thử nghiệm tôm sú SPF tại MAPL năm 2021.

Vào tháng 9, việc thu hoạch 4 ao cho kết quả như sau: ở mật độ thả 15 PL/m², tôm tăng trưởng đạt tỷ lệ 13-19 con/kg (77-52g) trong 135 ngày với sản lượng trung bình 5,8 tấn/ha. Tỷ lệ sống là 65-70% và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn là 1,4. Manoj cho biết: “Chúng tôi đã đạt được kích cỡ 10 con/kg (100g) trong 160 ngày.”

“Đối với nông dân chúng tôi, điều quan trọng là sự tồn tại của doanh nghiệp. Động thái này nhằm sản xuất tôm lớn hơn với lợi nhuận tốt; chúng tôi đã chứng kiến sự tăng – giảm của nghề nuôi tôm sú và chi phí sản xuất tôm thẻ chân trắng cỡ 50-60 con/kg ở Gujarat tăng cao. Để tồn tại trong cuộc chơi này, tôi muốn sản xuất 2 tấn tôm sú với tỷ suất lợi nhuận cao.”

“Bây giờ chúng ta có thể quay trở lại với tôm sú P. monodon. Về cơ sở hạ tầng, chúng ta đã sẵn sàng trở lại với loài tôm này, nhưng liệu chúng ta có thể sản xuất thông minh và bền vững không? Đây là yếu tố quan trọng để đưa tôm sú trở lại vẻ đẹp của nó”.

Theo Aqua Culture Asia Pacific

Nguồn: https://aquaasiapac.com/issue/nov-dec-2021/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA- CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG 

Xẹm thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *