Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Bốn dự án liên quan đến nghiên cứu về di truyền và dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản ở Singapore đã được trao quỹ tài trợ gần đây.

Các nơi nhận nguồn quỹ này bao gồm Viện Tropical Futures (TFI) tại Đại học James Cook, cùng với các đối tác nghiên cứu hợp tác Republic Polytechnic, Đại học Công nghệ Nanyang, Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản Biển của Cơ quan Thực phẩm Singapore (SFA), Đại học & Viện nghiên cứu Wageningen, Tập đoàn Barramundi, UVAXX, Blue Ocean Harvest, Trung tâm Công nghệ cao Nuôi trồng Thủy sản và Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản Singapore.

Vào tháng 4, SFA đã trao một khoản tài trợ trị giá hơn 23 triệu đô la cho 12 dự án trong khuôn khổ kêu gọi tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong ‘Sản xuất lương thực đô thị bền vững’. TFI là một trong những tổ chức và nhóm nghiên cứu nhận tài trợ từ SFA và sẽ là người dẫn đầu hoặc đối tác hợp tác cho bốn trong số các dự án nghiên cứu được tài trợ:

  • Phát triển nguồn gen cá hồng, một loài cá biển quan trọng của Singapore.
  • Tăng cường năng suất sản xuất cá chẽm thông qua lai tạo chọn lọc tiên tiến để cải thiện khả năng kháng bệnh, tăng trưởng và các tính trạng phi lê.
  • Tối ưu hóa thức ăn trong việc nuôi cá hồng Singapore
  • Bổ sung kết hợp các loại thức ăn cho cá thông qua Công nghệ vi bao để nâng cao tốc độ tăng trưởng trong nuôi trồng thủy sản.

Trả lời về thông tin trên, Ngài Hon Will Hodgman, Chuyên viên cấp cao của Úc tại Singapore, cho biết: “Là một quốc gia với các khu vực ven biển hoang sơ và hẻo lánh còn tự nhiên, Úc cam kết ủng hộ tính bền vững và giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu. Đại học James Cook tham gia vào cam kết này và tôi có lời khen TFI của JCU Singapore và các đối tác của họ về những thành tựu đạt được tài trợ này và đối với việc thúc đẩy hơn nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở Singapore và Úc. Những dự án này là những ví dụ tuyệt vời về quan hệ hợp tác sáng tạo và thiết thực, mang các nghiên cứu tiên tiến và ngành công nghiệp lại với nhau để giải quyết những thách thức trong thế giới thực”.

Các dự án nghiên cứu được hưởng lợi từ khoản tài trợ sẽ thực hiện các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) nhằm hướng đến sản xuất tăng trưởng và bền vững theo ngành thông qua việc phát triển các loại thức ăn thủy sản cải tiến và nguồn gen di truyền tiên tiến để hỗ trợ “Mục tiêu ’30 – 30′ ” của Singapore về an ninh lương thực, trong đó quốc gia này hướng tới sản xuất đạt 30% nhu cầu dinh dưỡng tại địa phương vào năm 2030.

Ông Yeo Li Pheow, hiệu trưởng kiêm Giám đốc điều hành của Republic Polytechnic, đối tác nghiên cứu học thuật chính với TFI về ba trong số các dự án, cho biết: “Chúng tôi rất biết ơn Cơ quan Thực phẩm Singapore đã tài trợ và tự hào được hợp tác với Đại học James Cook. Với năng lực của Republic Polytechnic trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chúng tôi mong muốn cùng nhau phát triển các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững và tối ưu hóa các phương pháp nuôi vỗ nhằm hỗ trợ Singapore tăng cường an ninh lương thực.”

Giáo sư Chris Rudd OBE, phó hiệu trưởng kiêm trưởng khu ĐH, nói thêm: “Tôi vô cùng tự hào về những nỗ lực từ Viện Tropical Futures, trường Đại học và các đối tác quan trọng của chúng tôi để đạt được khoản tài trợ quan trọng này. Khi chúng ta cùng nhau hướng tới mục tiêu chung, kiến ​​thức thu được thông qua các dự án nghiên cứu khác nhau sẽ giúp chúng ta tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại những thách thức ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu”.

Theo The Fish Site

Cập nhật ngày 28 tháng 05 năm 2021

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/singapore-set-for-aquaculture-genetics-and-nutrition-projects

Biên dịch: T.L – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page