Các mô hình nuôi để khôi phục ngành tôm ở Philippines

Trong Hội nghị Tôm lần thứ 11 của Philippines vào năm 2017. Giám đốc Trung tâm Phát triển Thủy Sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) – ông Dan Baliao đã giới thiệu chương trình “Oplan Balik Sugpo”, một nỗ lực chung với Cục Thủy Sản và Nguồn lợi Thủy sản (BFAR) nhằm khôi phục ngành nuôi tôm sú Penaeus monodon. Tương tự như các quốc gia khác ở Đông Nam Á, virus hội chứng đốm trắng (WSSV) đã tàn phá ngành sú vào năm 1997. Sản lượng tôm sú dao động ở mức khoảng 40.000 tấn trong nhiều năm (Mamauag và cộng sự, 2021) và dẫn đến việc bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei vào năm 2007. Trong năm 2020, ngành ước tính sản xuất chỉ được 5.000 tấn tôm sú, trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng là 55.000 tấn (Hipon, 2021). Mặc dù sản lượng tôm thẻ chân trắng lớn hơn nhiều, nhưng ở Nhật Bản, Philippines vẫn được xác định là quốc gia chủ yếu nuôi tôm sú.

Mục đích của chương trình này là phát triển các mô hình nuôi thân thiện với môi trường, tăng cường an toàn sinh học và chủ động giám sát dịch bệnh tại các trại sản xuất giống để khuyến khích nông dân quay trở lại nuôi tôm sú. Tại Hội nghị Tôm lần thứ 13 trực tuyến của Philippines được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 12 tháng 11, Tiến sĩ Leobert D de la Pena, Trưởng phòng Nghiên cứu, AQD, đã mô tả các hoạt động sản xuất giống tại cơ sở sản xuất tôm sú/tôm bố mẹ ở Iloilo. “Trong giám sát dịch bệnh trên tôm bố mẹ, WSSV phổ biến ở tôm bố mẹ hoang dã với tỷ lệ gần 60% vào năm 2020. Các trại giống sau đó sàng lọc tôm post ở các giai đoạn PL5, PL10 và PL15 và chỉ những con tôm post sạch bệnh được kiểm tra ở cả ba giai đoạn mới được thả vào ao nuôi. PL18-20 được vận chuyển để nuôi thương phẩm tại Trạm nước lợ Dumangas ở Iloilo.”

Nuôi thử nghiệm

Tiến sĩ Roger Edward P Mamauag, Trưởng phòng Xác minh Công nghệ và Mở rộng, AQD cho biết: “Chúng tôi sử dụng ba ao có diện tích từ 5.000 đến 7.000m² để nuôi thương phẩm và hai ao có cùng kích thước làm hồ chứa. Chúng tôi giữ nước trong ao chứa ít nhất một tuần trước khi sử dụng. Độ mặn của nước là từ 18-20ppt vì độ mặn thấp hơn sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn phát sáng.”

Quy trình nuôi thân thiện với môi trường bao gồm việc sử dụng các biện pháp xử lý sinh học trong ao chứa cá măng, cá đối mục và tất cả cá rô phi đực nước mặn. Chúng giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn có hại. Ao nuôi thương phẩm có bộ thu gom bùn trung tâm. Bộ lọc sinh học trong ao lắng bao gồm trai, sò và rong biển. Mamauag cũng thảo luận về việc sử dụng chất nền để giảm tác động tiêu cực của mật độ thả nuôi cao cũng như cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn, duy trì chất lượng nước và làm nguồn thức ăn. Chúng được lắp đặt trong 45-50 ngày đầu của quá trình nuôi.

Ở mật độ thả 20-25 PL/m², trọng lượng cơ thể trung bình (ABW) là 30g ở ngày nuôi thứ 113-120 (DOC) vào năm 2019 và 28g ở DOC 121 vào năm 2020. Năm 2021, ở mật độ thả 15 -20 PL/m², ABW là 29-30g ở DOC 123-126. Nhìn chung, sản lượng đạt mức từ 4,5 – 5,6 tấn/ha và tỷ lệ sống dao động từ 85-93%. Năm 2020, BFAR đăng ký 771 trang trại nuôi tôm sú. Theo Maria Abegail A. Albaladejo, Trưởng phòng Kinh tế và Kế hoạch Thủy sản, BFAR, mục tiêu là tăng ổn định mỗi năm 1.000 tấn từ năm 2021-2025 và sau đó là 2.000 tấn mỗi năm.

Mamauag kết luận rằng kế hoạch dài hạn là tập trung vào chẩn đoán bệnh, vắc-xin và phát triển tôm bố mẹ sạch mầm bệnh cụ thể (SPF). BFAR sẽ có một trung tâm nhân giống tôm bố mẹ cho tôm thẻ chân trắng tại tổ hợp trại sản xuất mới ở Mindoro và kế hoạch cũng bao gồm cả tôm sú. Buổi hội thảo về vấn đề sản xuất giống và ương giống, do Tiến sĩ Emilia Tobias Quinito dẫn đầu, nhấn mạnh rằng Philippines không nên từ bỏ nuôi tôm sú bản địa vì nhu cầu là tôm cỡ lớn. Hơn nữa, các quốc gia như Ấn Độ đang tiếp tục nuôi tôm sú sử dụng tôm bố mẹ sạch mầm bệnh cụ thể SPF.

Nguồn: SEAFDEC/AQD

Theo Aqua Culture Asia Pacific

Nguồn: https://aquaasiapac.com/issue/nov-dec-2021/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA- CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *