Cận cảnh mầm bệnh. Ảnh: Claudio Ventrella

Các động vật được vận chuyển qua biên giới mang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh và có thể gây lây lan nhanh chóng. Chúng gây những tác động bất lợi đối với sức khỏe cộng đồng và hệ thống kinh tế xã hội.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cũng là mối đe dọa đối với các nhà sản xuất tôm trên toàn thế giới. Người ta tin rằng sự gia tăng của các mô hình nuôi thâm canh là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các mầm bệnh mới. Hội chứng chết sớm (EMS), sau này được gọi là Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (APHND), là nguyên nhân gây ra một số lượng lớn các trường hợp tôm chết ở nhiều quốc gia. Trong khi virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), có liên quan đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ở Philippines, được phát hiện có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài các vi khuẩn có hại đã được mô tả có tác động tiêu cực cho tôm, điều kiện môi trường và việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng góp phần gây bệnh cho tôm.

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc nhập khẩu tôm thẻ chân trắng P. vannamei vào châu Á, nhưng yếu tố chính là do sự kém hiệu quả, tốc độ tăng trưởng chậm và dễ mắc bệnh của tôm trắng Trung Quốc P. chinensis và tôm sú P. monodon hầu như ở mọi nơi. Ngoài ra, việc nhập khẩu tôm cũng có thể vì lợi ích thương mại và mong muốn phát triển, tăng cường hoặc đa dạng hóa các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Trong 10 năm qua, ngành tôm của phần lớn các quốc gia châu Á đã chịu tổn thất đáng kể bởi các đợt bùng phát dịch bệnh do virus ảnh hưởng đến sản lượng tôm nuôi của châu Á. Những dịch bệnh này không chỉ lây lan qua biên giới quốc tế mà còn lan rộng khắp các vùng nuôi tôm, có vẻ như đây là hệ quả của việc buôn bán con giống nhiễm bệnh.

Bên cạnh những ưu điểm, việc nhập khẩu tôm thẻ chân trắng P. vannamei cũng có những hạn chế, bao gồm khả năng hoạt động như một vật mang mầm bệnh do virus ngoại lai vào châu Á, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi ở châu Á (đặc biệt là phát triển tôm bố mẹ), kích cỡ thu hoạch cuối cùng nhỏ hơn và giá thấp hơn so với tôm sú P. monodon, nhu cầu về ao nuôi thâm canh công nghệ cao, cạnh tranh thị trường với Mỹ Latinh và thiếu sự hỗ trợ cho nông dân.

Việc nuôi các loài động vật thủy sinh ngoại lai như tôm thẻ chân trắng P. vannamei có nhược điểm chính là có thể lây lan các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Ở các loài mới nhập khẩu, việc truyền mầm bệnh xuyên biên giới thường dẫn đến việc hình thành bệnh nhiễm trùng ở các vật chủ tự nhiên, nhạy cảm ở địa phương và có thể kích hoạt sự lây nhiễm của mầm bệnh với một loạt vật chủ mới. Việc truyền mầm bệnh virus là mối quan tâm đặc biệt vì tính không đồng nhất về di truyền vốn có của chúng, tốc độ nhân bản nhanh và thường xảy ra dưới dạng nhiễm trùng tiềm ẩn mức độ thấp ở động vật có vẻ khỏe mạnh.

Việc du nhập rộng rãi loài này vào châu Á, chủ yếu qua sự buôn bán của những người nông dân, là do những kết quả thử nghiệm khả quan và lợi ích mà ngành nhận thấy, bao gồm khả năng kháng bệnh vượt trội, tốc độ tăng trưởng và nhiều lợi ích khác. Những yếu tố này kết hợp với những khó khăn trong việc kiểm soát hàng nhập khẩu từ các nước khác đã dẫn đến những kết quả không mong muốn. Thật không may, việc nhập khẩu những con giống rẻ tiền và không sạch bệnh đã dẫn đến sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm do virus (đặc biệt là hội chứng Taura – TSV) vào một số quốc gia châu Á, bao gồm Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và những nơi khác. Mặc dù nguồn gốc của đàn giống và tình trạng sức khỏe hiện tại của chúng phần lớn vẫn chưa được biết, nhưng đã có rất nhiều trại sản xuất giống hoạt động ở châu Á đang tạo ra tôm post để cung cấp cho người dân thả giống.

Có thể tin rằng nhiều trại sản xuất giống không thể giữ tôm giống của họ ở trạng thái SPF, và kết quả là tôm của họ thường mắc các bệnh do virus địa phương và rất có thể là các bệnh phổ biến đối với các loài ở Châu Mỹ Latinh (như TSV). Nhu cầu ngày càng tăng đối với tôm post thẻ chân trắng P. vannamei đã khiến cho các trại sản xuất giống của khu vực tư nhân đã bắt đầu cắt giảm chi phí và do đó không tuân thủ các tiêu chuẩn để duy trì nguồn giống sạch.

Rõ ràng là tôm thẻ chân trắng P. vannamei đã được nuôi lâu đời và đang mở rộng nhanh chóng ở Khu vực Châu Á. Điều quan trọng là những đánh giá về những lợi ích và hạn chế này phải được thông tin đầy đủ và thực hiện các quy trình thích hợp. Cách tốt nhất để làm điều này là thông qua sự kết nối chặt chẽ giữa các khu vực công và tư nhân cũng như các tổ chức có liên quan khác.

Theo SEAFOOD NETWORK BANGLADESH

Nguồn: https://seafoodnetworkbd.com/transboundary-pathogen-transfers-can-hamper-shrimp-industry

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *