Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng ngành nuôi trồng thủy sản sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng – để lại khoảng trống cung ứng lên đến khoảng 50 triệu tấn vào năm 2050 – trừ khi chúng ta tái tạo lại nguồn lợi thủy sản.

Hàu trong trang trại

Tăng cường nuôi trồng các loài động vật hai mảnh vỏ như hàu sẽ giúp thu hẹp khoảng trống cung ứng dự kiến đồng thời giải quyết những rủi ro về đa dạng sinh học

Theo báo cáo mới được công bố bởi Planet Tracker, một tổ chức tư vấn tài chính phi lợi nhuận, ngay cả trong trạng thái lạc quan nhất là cải thiện các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện tại, khoảng trống cung ứng lên đến 50 triệu tấn vẫn sẽ tồn tại vào năm 2050.

Phân tích của Planet Tracker cho thấy rằng các giải pháp công nghệ – như nuôi trồng thủy sản ngoài khơi, trên đất liền hoặc nuôi trong phòng thí nghiệm – có thể đóng góp thêm tới 5 triệu tấn thủy sản vào năm 2050, bao gồm tái tạo nguồn lợi thủy sản – sản xuất thực phẩm từ biển mang lại lợi ích cho hệ sinh thái, như lọc nước bằng động vật hai mảnh vỏ (ví dụ như hàu, vẹm và nghêu) hoặc cố định carbon bằng rong biển – có thể tạo ra thêm 45 triệu tấn thủy sản và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Tuy nhiên, báo cáo mang tên “Tránh sự thất bại trong nuôi trồng thủy sản: cần đa dạng hóa và tái tạo để cung cấp thực phẩm cho thế giới” cho biết cần ít nhất 55 tỷ đô la vốn đầu tư để tài trợ cho quá trình chuyển đổi này, mà hầu hết các công ty nuôi trồng thủy sản không thể đáp ứng được.

Báo cáo cho thấy rằng các phương pháp kinh doanh thông thường với việc tập trung nuôi độc canh sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về đa dạng sinh học, với các tác động từ ô nhiễm chất dinh dưỡng đến thay đổi chỗ cư trú của các loài bản địa, gây tổn thất tài chính cho ngành. Nghiên cứu mới nhất cho thấy ngành ngày càng tập trung, với mười quốc gia sản xuất thủy sản hàng đầu chiếm 89% tổng sản lượng thủy sản – và hơn 75% các công ty nuôi trồng thủy sản niêm yết nuôi cá hồi, tôm hoặc cá basa.

Như François Mosnier, người đứng đầu Chương trình Đại dương tại Planet Tracker, đã giải thích trong một thông cáo báo chí rằng: “Trên đất liền, việc chuyển đổi môi trường sống tự nhiên thành môi trường sống độc canh được công nhận rộng rãi là một trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học, nhưng ít được thừa nhận là nuôi độc canh ảnh hưởng đến sinh vật biển. Sản xuất thủy sản không bền vững sẽ không cung cấp đủ thực phẩm biển cho thế giới vào năm 2050, nhưng tin vui là chúng ta có thể xây dựng được một ngành nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ, năng suất cao và bền vững với môi trường.

Báo cáo kêu gọi các nhà đầu tư và người cho vay tài trợ cho quá trình chuyển đổi tái tạo này bằng cách:

  • Nhận thức được những rủi ro ngày càng tăng đối với sản xuất trong hoạt động kinh doanh thông thường do sự tập trung, xung đột ven biển, sản xuất với cường độ vượt quá giới hạn bền vững và áp lực qui định sắp tới.
  • Yêu cầu các công ty cung cấp các thủ tục công bố thông tin, minh bạch và truy xuất nguồn gốc để hỗ trợ định lượng và giảm thiểu các rủi ro này tốt hơn.
  • Hỗ trợ giảm thiểu các rủi ro này thông qua đa dạng hóa các loài và phân bố địa lý, đặc biệt nếu các loài liên quan cho phép khôi phục hệ sinh thái, miễn là việc mở rộng ở các khu vực mới không làm tăng tác động của công ty đối với đầu tư đa dạng sinh học.
  • Hỗ trợ giảm thiểu các rủi ro này thông qua công nghệ cho phép nuôi trồng thủy sản ngoài khơi, trong hệ thống RAS, nhưng chỉ khi việc sử dụng công nghệ này đảm bảo bền vững về môi trường..
  • Hỗ trợ đầu tư tái tạo nguồn lợi thủy sản bằng cách cung cấp vốn rẻ hơn cho việc mở rộng bền vững, bao gồm thông qua trái phiếu liên kết bền vững.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/regenerative-aquaculture-crucial-to-avoid-seafood-shortage-by-2050

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *