1. Tác nhân gây bệnh
* Bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng, tôm sú thường do virus – WSSV (White Spot Syndrome Virus ) gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên toàn thế giới.
=>Tỷ lệ chết: 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu vào mùa lạnh khi nhiệt độ xuống thấp dưới 32 độ C
2. Nguyên nhân gây bệnh dấu hiệu nhận biết
Có 3 trường hợp hình thành đốm trắng trên tôm:
- Do virus: xuất hiện đốm trắng tròn khá đồng đều nhau, giữa tâm có chấm tròn => Tôm: bỏ ăn, tấp mé và chết một lượng lớn từ 3 đến 10 ngày.
- Do pH cao > 8: Tôm hoạt động và ăn bình thường => hết khi lột xác.
- Do vi khuẩn: Tôm hoạt động, ăn bình thường tôm => chết không nhiều sau khi lột.
3. Phân biệt đốm trắng gây ra do virus và vi khuẩn
Đốm trắng do virus | Đốm trắng do vi khuẩn |
Quan sát bằng mắt: dễ nhìn thấy trên vỏ tôm trên cơ thể | Khó nhìn thấy hơn, thấy được trên vỏ tôm đã lột |
Quan sát kính hiển vi: đốm trắng có nhân đậm màu ở trung tâm |
Không có nhân, dễ bị đổi màu. |
Nhiễm bệnh: tôm chết trong vòng từ 3 đến 10 ngày | Tôm chết không nhiều, không đồng loạt. |
Kiểm tra PCR, mô học: kết quả dương tính với virus (WSSV) | Kết quả âm tính với virus (WSSV) |
4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh
– Chọn mùa vụ thích hợp.
– Chọn tôm giống có chất lượng, uy tín, có nguồn gốc tôm bố mẹ rõ ràn.
– Cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật.
– Xử lý mầm bệnh triệt để trước khi nuôi tôm.
– Thả giống với mật độ vừa phải.
– Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác…) bằng các sản phẩm an toàn sinh học.
– Định kỳ kiểm tra mẫu nước và tôm trong suốt quá trình nuôi nuôi.
– Tăng cường sức đề kháng cho tôm (Beta, sorbi, methionin, lysine, VTM pp,…)
– Xử lý, cấp nước trong quá trình nuôi theo quy trình tuần hoàn nước.
* Lưu ý: sức khỏe tôm khi sử dụng hóa chất diệt khuẩn (BKC, Iodine, Acohol, glutaraldehyde,…), các yếu tố môi trường nước và thời tiết. Virus đốm trắng có thể tấn công khi tôm cơ thể tôm bị tổn thương do ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, sây sát và tôm bị stress.
* Vậy bệnh đốm trắng do virus cũng được xem là bệnh cơ hội.
Người thực hiện: ThS. Huỳnh Duy Phong – Công Ty TNHH Phát Triển Thủy Sản Bình Minh