Tôm sạch bệnh được thông qua kiểm dịch và phương pháp mở rộng sàng lọc toàn diện.
Tóm tắt
Sự ra đời của giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei sạch bệnh đã trở thành một công cụ hiệu quả để giảm bớt tác động của dịch bệnh trong nuôi tôm. Trạng thái SPF đề cập đến việc không có mầm bệnh vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh từ quần thể tôm. Mặc dù tôm SPF không có khả năng chịu đựng hoặc kháng bệnh tốt hơn so với các giống tôm khác, nhưng đảm bảo một số mầm bệnh nhất định không có trong tôm post SPF, quá trình sản xuất bắt đầu “sạch”.
Dịch bệnh hoành hành là nỗi ám ảnh của những người nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới, gây thiệt hại hàng triệu đô la mỗi năm. Nhiều bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện các chiến lược chăn nuôi thông thường và dựa trên cơ sở khoa học.
Bắt đầu bằng cách giữ mầm bệnh tránh xa động vật thuỷ sản. Đối với người nuôi tôm, việc nuôi tôm sạch mầm bệnh (SPF) là một công cụ tuyệt vời cho việc này.
Không có mầm bệnh
SPF đề cập đến việc không có mầm bệnh đặc hiệu từ quần thể tôm. Các mầm bệnh thường là virus, nhưng cũng có thể loại trừ nhiều tác nhân gây bệnh là vi khuẩn và động vật nguyên sinh. Một số mầm bệnh vi-rút của tôm, đặc biệt là vi-rút hội chứng đốm trắng (WSSV) và vi-rút hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lậo biểu mô, được truyền từ tôm bố mẹ sang tôm post sau đó tôm post mang mầm bệnh được thả ra ao, góp phần làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận.
Tôm SPF được lựa chọn thông qua một quá trình đa thế hệ bao gồm kiểm dịch nghiêm ngặt và lấy mẫu liên tục – thường bằng phản ứng chuỗi polymerase và mô bệnh học – cho sự hiện diện của mầm bệnh đáng lo ngại. Ưu điểm chính của việc sử dụng động vật SPF là khả năng kiểm soát bệnh tật. Những lợi thế khác có thể được mong đợi trong những năm tới, bao gồm khả năng kháng bệnh, thúc đẩy tăng trưởng và khả năng chống stress.
Sự thay đổi loài
Trong nhiều năm, tôm sú Penaeus monodon, là loài được ưa chuộng ở châu Á với 70% sản lượng toàn cầu là tôm sú. Tuy nhiên, khi các vấn đề về bệnh xuất hiện nhiều ở tôm sú, tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei, đã trở thành đối tượng phát triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1990. Nguồn tôm bố mẹ thẻ chân trắng P. vannamei SPF rộng rãi đã dẫn đến việc Đông Nam Á chuyển từ sản xuất tôm sú sang tôm thẻ chân trắng L. vannamei “an toàn hơn”.
Tôm thẻ chân trắng thường sạch mầm bệnh so với tôm sú P. monodon. Khẩu phần ăn không đòi hỏi hàm lượng protein cao như tôm sú. Tôm thẻ cũng có thể phát triển với mật độ cao hơn nhiều vì chúng ít tấn công hơn.
Lầm tưởng về SPF
Mặc dù ít người cho rằng tôm thẻ chân trắng L. vannamei SPF không có tác động tích cực đáng kể đến cộng đồng nuôi tôm quốc tế, nhưng vẫn còn những lầm tưởng về ý nghĩa thực sự của SPF.
Động vật SPF tốt hơn động vật không có SPF. Đúng: Kiểm soát quá trình dịch bệnh bằng cách loại bỏ mầm bệnh ra khỏi hệ thống sản xuất là một lợi thế. Bằng cách đảm bảo rằng mầm bệnh không có ở động vật khi bắt đầu phát triển, giúp giữ mầm bệnh dưới mức độ dẫn đến bệnh cấp tính.
Khả năng chịu đựng của Động vật SPF tốt hơn động vật không có SPF. Sai: Điều này chỉ đúng nếu có chọn lọc di truyền cho các đặc điểm cụ thể liên quan đến khả năng chống stress.
Động vật SPF có khả năng chống lại tất cả các bệnh lây nhiễm. Sai: Kháng Bệnh có nghĩa là không nhiễm mầm bệnh. Phần lớn, động vật kháng bệnh được bán trên thị trường có khả năng chịu đựng và có thể sống sót khi tiếp xúc với mức độ mầm bệnh cao hơn , trước khi bị bệnh và có khả năng chết. Tuy nhiên, đối với một số mầm bệnh, động vật không có sức đề kháng nào, và động vật bị nhiễm bệnh và chết ngay cả khi có SPF.
Động vật SPF đều kháng WSSV. Sai: Trong khi một số dòng có thể đã được lai tạo để kháng vi-rút này, nhưng SPF và khả năng kháng bệnh không liên quan với nhau. Nếu mầm bệnh WSSV không được kiểm soát qua hạn chế thay nước ở các khu vực bị nhiễm bệnh, ngăn chặn cua để giảm véc tơ, xử lý clo trong nước thả, nhiệt độ nước thấp và các biện pháp khác, tôm vẫn có thể bị nhiễm bệnh và chết vì WSSV.
Trạng thái SPF chuyển từ tôm bố mẹ sang tôm post. Sai: Tôm chỉ có thể được chứng minh SPF bằng các quy trình kiểm dịch và sàng lọc. Sàng lọc phản ứng chuỗi polymerase vẫn có thể cho thấy rằng một quần thể có khả năng không có mầm bệnh nhất định, nhưng luôn có nguy cơ đưa mầm bệnh mới vào hệ thống ao nuôi.
Tôm SPF không mang mầm bệnh. Sai: Động vật SPF được sàng lọc để tìm mầm bệnh cụ thể, không phải mầm bệnh bất ngờ hoặc sinh vật không gây bệnh trong trường hợp bình thường. Với tính chất phổ biến của các loài vi khuẩn như vibrios, nên có thể chắc chắn rằng một số đàn SPF mang các chủng vibrio có thể phát bệnh trong điều kiện thích hợp.
Thả giống tôm post SPF đảm bảo rằng mầm bệnh không có trong tôm khi bắt đầu phát triển.
Tôm sú P. monodon SPF
Các giống tôm sú P. monodon SPF gần đây đã có trên thị trường, liệu điều này có gây áp lực lên hộ để chuyển đổi sản xuất hay không. Với những lợi thế của việc nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei, thành công lớn mà nhiều nông dân đạt được và nhu cầu thị trường dường như không bao giờ hết, nên sẽ rất khó để chuyển đổi.
Nhiều hộ nuôi tin rằng tôm SPF có thể giải quyết tất cả các vấn đề của họ. Đối với những người nông dân hoàn toàn thất vọng với việc cố gắng nuôi tôm sú không có SPF, thành công mà họ đạt được khi chuyển sang tôm thẻ sạch bệnh không có gì lạ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể trở nên thoả mãn và bỏ qua các quy tắc an toàn sinh học cơ bản.
Theo Stephen G. Newman, Ph.D.
Nguồn: https://www.aqua-in-tech.com/_files/ugd/2a5991_50aea25703b24582b4337396ff81bf90.pdf
Biên dịch: Nguyễn Thị Quyên – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh
TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Xem thêm:
- Giun Nhiều Tơ Tươi SPF – Nhu Cầu Cấp Thiết Đối Với An Toàn Sinh Học Và Năng Suất Của Tôm Bố Mẹ
- Liệu EHP Có Phải Là Nỗi Lo Chính Liên Quan Đến Sức Khỏe Tôm Đối Với Các Nhà Sản Xuất Ở Châu Á?
- An Toàn Sinh Học Và Vai Trò Của Nó Trong Việc Giảm Thiểu Tác Động Của Dịch Bệnh Tại Các Cơ Sở Sản Xuất Tôm Giống