Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Kết quả cho thấy hệ thống IMTA mang lại sản lượng tốt hơn cho cả hai loài

Nuôi tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi sông Nile trong hệ thống biofloc và IMTA

Các tác giả đã so sánh việc nuôi tích hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi sông Nile trong hệ thống biofloc và IMTA, kết quả cho thấy rằng hệ thống IMTA mang lại sản lượng tốt hơn cho cả hai loài. Để tối đa hóa sản lượng của cả cá rô phi sông Nile và tôm thẻ chân trắng, hai loài này nên được nuôi riêng trong hệ thống IMTA, nơi cá rô phi có hiệu quả nhất trong việc kiểm soát bioflocs. Ảnh của Darryl Jory.

Đối với việc sản xuất tôm nuôi, các tác giả đã khuyến cáo rằng tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) không được vượt quá 350 mg/l. Bể lọc cơ học có thể được sử dụng để loại bỏ các chất hữu cơ dạng hạt bằng tác động của lực hấp dẫn trong dòng chảy hướng tâm chậm. Bể lắng tương đối dễ vận hành nhưng cần thêm không gian và phụ thuộc trực tiếp vào các thành phần trong biofloc, vì kích thước và bản chất của biofloc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ và hiệu quả của quá trình lắng, và bể lắng có thể không hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể. Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất làm lắng có thể thay đổi cấu trúc của quần thể vi sinh vật có trong bioflocs và có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn cơ hội tấn công trong hệ thống nuôi.

Một cách khác để loại bỏ hàm lượng TSS dư thừa là nuôi kết hợp các loài được quan tâm trong nuôi trồng thủy sản, chúng sẽ tiêu thụ các phần tử này, làm giảm sự tích tụ TSS. Đó là hệ thống nuôi trồng thủy sản đa dinh dưỡng – Intergrated Multitrophic Aquaculture (IMTA), và nó đã trở nên quan trọng trong những thập kỷ gần đây do nhu cầu thúc đẩy các công nghệ thân thiện với môi trường và duy trì năng suất trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản. Trong IMTA, các chất cặn bã như thức ăn thừa, phân, và chất bài tiết trao đổi chất của một loài, được nuôi chung với các loài khác ở các mức độ dinh dưỡng khác nhau trong cùng một môi trường nuôi. Việc kết hợp hệ thống biofloc và IMTA có thể là một cách hiệu quả để đối phó với sự tích tụ TSS tạo ra bởi sự hình thành nhanh chóng của biofloc và để đa dạng hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus) là một loài vật nuôi tiềm năng để tạo hệ thống đa dinh dưỡng với tôm, như tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Là một loài ăn tạp, cá rô phi có thể tiêu thụ các thành phần của hệ thống bioflocs. Tuy nhiên, không có thông tin nào liên quan đến việc bố trí không gian tốt nhất để tích hợp cá rô phi vào hệ thống, nhưng có thể mang lại lợi ích sinh học và kinh tế từ việc nuôi tích hợp này.

Bài báo này – được chỉnh sửa và tóm tắt từ bài báo gốc (Holanda, M. và cộng sự 2022. Sản xuất tôm biển kết hợp với cá rô phi ở mật độ cao và trong hệ thống Biofloc: Chọn không gian tốt nhất. Fishes 2022, 7 (5), 283) – báo cáo về một nghiên cứu so sánh hiệu suất của tôm thẻ L. vannamei và cá rô phi sông Nile ở mật độ cao trong hệ thống nuôi ghép (cả hai loài trong cùng một bể) và hệ thống đa dinh dưỡng (các loài trong các bể khác nhau), và điều tra ảnh hưởng của các hệ thống đến chất lượng nước, đặc biệt là chất hữu cơ (biofloc).

Thiết lập nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Trạm Nuôi trồng Thủy sản Biển (EMA), Viện Hải dương học của Đại học Liên bang Rio Grande (FURG), nằm ở Bãi biển Cassino, Rio Grande, RS, miền nam Brazil. Nghiên cứu kéo dài 30 ngày. Cá rô phi sông Nile chưa trưởng thành (O. niloticus) được thu thập từ một trang trại cá thương mại. Tôm thẻ L. vannamei chưa trưởng thành được lấy từ trại sản xuất giống thương mại, tất cả cá và tôm đều được thuần trong hệ thống biofloc 2 tuần trước khi thử nghiệm.

Thí nghiệm bao gồm 3 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, được phân chia ngẫu nhiên: MONO – nuôi tôm độc canh; IMTA ST – tích hợp cá rô phi và trong cùng một bể; IMTA DT – tích hợp cá rô phi và tôm trong các bể khác nhau. Trong tất cả các nghiệm thức, mật độ tôm là 204 con/m3 (45 con mỗi bể), và mật độ cá là 100 con/m3 (18 con mỗi bể). Khi bắt đầu thí nghiệm, tôm và cá có trọng lượng ban đầu lần lượt là 2,67 ± 0,17 g và 7,44 ± 1,18 g. Tôm và cá được cân riêng trước khi đưa vào các bể thí nghiệm.

Một chất cấy biofloc từ hệ thống nuôi tôm thẻ L. vannamei trong nhà kính được sử dụng trong các bể thí nghiệm được thả với các bioflocs “trưởng thành”, tương ứng với 20 % thể tích của bể thí nghiệm (44 lít chất cấy + 176 lít nước biển). Mật rỉ đường được sử dụng như một nguồn carbon trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi để kiểm soát amoniac. Nồng độ ban đầu của chất cấy là TSS ± ​​350 mg/L và ± 70 mg/L nitrat, cho thấy rằng quá trình nitrat hóa đang diễn ra trong bể này.

Để biết thông tin chi tiết về thiết kế thí nghiệm, hệ thống tuần hoàn và việc nuôi dưỡng; thu thập dữ liệu và phân tích thống kê, vui lòng tham khảo bài báo gốc.

Kết quả và thảo luận

Kết quả của chúng tôi cho thấy tỷ lệ sống, trọng lượng trung bình cuối cùng, tăng trọng hàng tuần, sinh khối cuối cùng và năng suất của tôm cao hơn ở nghiệm thức MONO và IMTA DT (không có sự khác biệt đáng kể giữa chúng) và thấp hơn ở nghiệm thức IMTA ST. FCR của tôm thấp hơn ở nghiệm thức MONO và IMTA DT và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nghiệm thức này. FCR cao hơn đáng kể trong nghiệm thức IMTA ST.

Tuy nhiên, kết quả ngược lại đã được quan sát thấy đối với cá rô phi. Trọng lượng trung bình cuối cùng, tăng trọng hàng tuần, sinh khối cuối cùng và năng suất cao hơn ở nghiệm thức IMTA ST và thấp hơn ở nghiệm thức IMTA DT, trong khi FCR thấp hơn ở nghiệm thức IMTA ST và cao hơn ở nghiệm thức IMTA DT.

Đối với toàn bộ hệ thống (cả tôm và cá rô phi), tổng sinh khối cuối cùng giống nhau ở nghiệm thức IMTA DT và IMTA ST, với giá trị thấp hơn đáng kể ở nghiệm thức MONO. Năng suất của hệ thống ở nghiệm thức IMTA ST cao hơn đáng kể so với nghiệm thức MONO và IMTA DT. Mặt khác, FCR của hệ thống ở nghiệm thức MONO cao hơn ở nghiệm thức IMTA DT và IMTA ST, và không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nghiệm thức này.

Kết quả của chúng tôi cho thấy việc nuôi tích hợp cá rô phi sông Nile và tôm thẻ chân trắng, trong cùng một ao hoặc trong các ao riêng biệt, không ảnh hưởng đến các thông số chất lượng nước đối với cả hai loài. Các hợp chất chứa nitơ không cho thấy bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong quá trình thử nghiệm do đã bổ sung chất cấy biofloc. Các giá trị được quan sát không đạt đến mức độ có thể gây độc cho tôm hoặc cá rô phi. Và mặc dù giá trị nitrat cao vào cuối giai đoạn thử nghiệm, nhưng các giá trị pH đều trên 7,9 mà không cần axit hóa môi trường, điều này là do pH và kiềm được điều chỉnh liên tiếp trong suốt quá trình thử nghiệm. Mặc dù giá trị trung bình của TSS giảm, nhưng sự hiện diện của cá rô phi không ảnh hưởng đến quần thể vi sinh vật trong hệ thống biofloc, vì không có sự khác biệt đáng kể về giá trị trung bình của các hợp chất nitơ với sự hiện diện của cá.

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) và giá trị độ đục được giữ ở mức có thể chấp nhận được cho cả hai loài. Mặc dù lượng thức ăn và nitơ đầu vào cao hơn trong các nghiệm thức có cá rô phi, nhưng giá trị TSS trung bình lại cao hơn đáng kể ở những nghiệm thức không có cá rô phi, nên sinh khối được tạo ra với sự tích hợp tôm và cá cao hơn trong các nghiệm thức này. Nghĩa là, lượng nitơ đầu vào cao hơn không được phản ánh trong việc tích lũy sinh khối vi khuẩn như mong đợi trong hệ thống biofloc nuôi tôm độc canh, điều này chứng tỏ cá rô phi tiêu thụ chất rắn và mang lại lợi ích sinh thái.

Mặc dù lượng thức ăn đầu vào cao hơn ở nghiệm thức IMTA DT và IMTA ST so với nghiệm thức MONO, nhưng mức orthophosphate không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của cá. Điều này cho thấy sự hiện diện của cá rô phi trong quá trình nuôi kết hợp với tôm là một giải pháp thay thế khả thi để tái chế nhiều hơn các chất dinh dưỡng trong hệ thống nuôi.

Sự hiện diện của cá rô phi trong hệ thống kết hợp với tôm trong cùng một ao cho ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất của tôm, có thể do sinh khối (tôm + cá) cao hơn trong cùng một ao. Tốc độ tăng trưởng của tôm phụ thuộc vào mật độ thả, nghĩa là mật độ thả càng cao thì trọng lượng tôm càng giảm, do đó mật độ tôm kết hợp với mật độ cá trong một diện tích nhỏ (diện tích đáy 0,36 m2), cộng với tổng sinh khối ban đầu lớn hơn 2,2 lần so với tôm được nuôi trong các nghiệm thức MONO và IMTA DT, có khả năng góp phần làm giảm hiệu suất của tôm trong nghiệm thức chứa cá rô phi.

Ngoài ra, cá rô phi có thể đã tiêu thụ một số thức ăn cho tôm hoặc thậm chí đã ăn tôm. Điều này có thể giải thích năng suất tốt hơn của cá rô phi khi được nuôi trong cùng một ao với tôm. Và tổng chất rắn lơ lửng có thể là một nguồn năng lượng đáng kể cho cá rô phi, vì FCR ở nghiệm thức IMTA DT là 0,6 và 0,3 ở nghiệm thức IMTA ST. Các tác giả khác đã quan sát thấy tỷ lệ chuyển đổi thức ăn cho cá rô phi thấp (từ 0,21 – 0,24) khi cho ăn với 1% sinh khối.

Trong nghiệm thức IMTA ST, FCR của cá rô phi thấp hơn, tốc độ tăng trưởng và năng suất của cá rô phi cao hơn gấp đôi so với IMTA DT. Kết quả này cho thấy rằng nếu chúng ta tăng tỷ lệ cho ăn của cá rô phi khi nuôi trong các bể riêng biệt với tôm, cá rô phi vẫn có thể phát huy vai trò sinh thái của chúng trong hệ thống tích hợp như một sinh vật tiêu thụ bioflocs và cho thấy tốc độ tăng trưởng cao hơn, như đã thấy trong nghiệm thức IMTA ST. Mặc dù không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhưng cá rô phi vẫn có tỷ lệ tăng trưởng hàng tuần đáng mong đợi để nuôi trong hệ thống biofloc. Các kết quả tương tự về việc tiêu thụ biofloc của cá rô phi khi nuôi trong nuôi tôm tích hợp đã được quan sát trong các nghiên cứu khác.

Nhiều tác giả khác nhau đã báo cáo các hệ thống IMTA là phương pháp duy nhất được thực hiện với triển vọng tạo ra doanh thu bằng cách đa dạng hóa sản xuất, với mục tiêu tăng tính bền vững lâu dài và lợi nhuận trên mỗi mô hình nuôi (chứ không phải theo loài, như nuôi độc canh trong nghiên cứu) bằng cách khôi phục một số các chất dinh dưỡng và năng lượng bị mất đi trong các vụ nuôi độc canh, biến chúng thành các sản phẩm bổ sung có giá trị thương mại.

Việc nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng và cá rô phi sông Nile là một cách để đa dạng hóa sản xuất và nâng cao lợi nhuận của nghề nuôi trồng thủy sản. Sinh khối cuối cùng của các nghiệm thức IMTA DT và IMTA ST trong nghiên cứu đã tăng gấp đôi sinh khối cuối cùng của nghiệm thức MONO, chứng minh việc sử dụng IMTA là một phương pháp thay thế hiệu quả về mặt sinh thái và kinh tế. Điều đáng chú ý là có thể tăng tổng sinh khối được tạo ra trong nghiệm thức IMTA DT lên 175% mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cụ thể và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của tôm.

Quan điểm

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy cá rô phi có hiệu quả trong việc tiêu thụ và duy trì mức TSS trong hệ thống tích hợp với tôm, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nước. Hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ L. vannamei bị giảm khi nuôi trong cùng bể với cá rô phi. Do đó, dựa trên kết quả của chúng tôi, hệ thống siêu thâm canh tích hợp tốt nhất cho tôm thẻ L. vannamei và cá rô phi O. niloticus ở tỷ lệ cá rô phi trên tôm là 0,49 trong các bể riêng biệt, như chúng tôi đã quan sát trong nghiệm thức IMTA DT.

Chúng tôi khuyến nghị rằng, trong các điều kiện thử nghiệm mà chúng tôi đã nghiên cứu, tôm và cá được nuôi trong các bể riêng biệt để người sản xuất có thể bán hai sản phẩm vào cuối chu kỳ sản xuất mà không ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng tôm.

Theo Tiến sĩ Mariana Holanda, Tiến sĩ Wilson Wasielesky, Jr., Tiến sĩ Gabriele Rodrigues de Lara, Tiến sĩ Luís H. Poersch.

Nguồn: https://www.globalseafood.org/advocate/comparing-biofloc-polyculture-and-imta-production-of-nile-tilapia-and-pacific-white-shrimp/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page