Bệnh nhiễm vi bào tử trùng (HPM) do Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) là một loại ký sinh trùng thuộc ngành microsporidian, kí sinh nội tế bào bắt buộc gây nhiễm trùng gan tụy gây ra trên tôm nuôi có kích thước bào tử rất nhỏ (< 1 micron), ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng và đang làm tăng thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm. Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) nội ký sinh làm tôm còi cọc, bệnh có thể gây chết tôm khi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào tôm ngay sau khi lột xác. Bệnh EHP tuy không làm tôm chết hàng loạt nhưng gây ảnh hưởng đến năng suất gây thiệt hại về kinh tế, chính vì vậy bà con cần nên nắm được cách phòng và trị bệnh EHP. Một số phương pháp xác định: PCR, kính hiển vi có nhuộm màu xem nhanh và cắt mô học.

Nhiễm EHP có thể tăng tính nhạy cảm đối với sự xâm nhập của mầm bệnh, nhiễm EHP càng nhiều thì tăng trưởng càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn (Mối liên hệ giữa nhiễm EHP, chậm tăng trưởng và hệ vi sinh vật đường ruột ở tôm thẻ chân trắng ở những kích thước khác nhau). Trong các giai đoạn bệnh nặng hơn, tôm nhiễm EHP thường có biểu hiện mềm vỏ, lờ đờ, giảm lượng thức ăn ăn vào, ruột giữa trống, và gây chết mãn tính. Ở cả ba độ mặn (2 ppt, 15 ppt và 30 ppt) đều phát hiện thấy EHP. (Ảnh hưởng của độ mặn lên sự lây nhiễm EHP trên tôm thẻ chân trắng trong điều kiện thí nghiệm).

Ảnh hưởng của vi bào tử EHP đối với hai bệnh do Vibrio: bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và hoại tử gan tụy (SHPN).Tôm nhiễm EHP có khả năng nhiễm AHPND cao hơn và cũng có khả năng bị nhiễm SHPN cao hơn. Nhiễm EHP là một yếu tố nguy cơ khiến tôm dễ nhiễm AHPND và SHPN. Phân trắng, gần như hoàn toàn gồm lượng lớn bào tử EHP, chất nhầy đường ruột, tàn dư của các mô bị bong tróc từ ống gan tụy bị nhiễm EHP và vi khuẩn hình que (có thể là Vibrio spp.). (Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và hoại tử gan tụy (SHPN) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) Thái Bình Dương).

Sự xuất hiện của WFS có liên quan đáng kể với tỷ lệ nhiễm vi bào tử trùng (EHP) trong hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm. Người ta quan sát thấy EHP là mầm bệnh chính được bài tiết/phát tán qua phân trắng của tôm. WFS là một điều kiện lâm sàng hay tình trạng phân lỏng ở tôm có liên quan đến nhiễm trùng EHP nghiêm trọng.Tỷ lệ nhiễm EHP trong các ao nuôi tôm bị ảnh hưởng bởi WFS cao hơn so với các ao không có WFS, nguyên nhân của WFS ở tôm sú ở Việt Nam là do EHP (Ha và cộng sự, 2010), và cũng có một số nghiên cứu báo cáo mối liên quan của EHP với WFS (Caro và cộng sự, 2020; Tang và cộng sự, 2016). (Biểu hiện lâm sàng của hội chứng phân trắng (WFS) và mối liên quan của nó với EHP trong các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm: Một cuộc điều tra bệnh học).

LNA (Axit linolenic) được nghiên cứu như một chất phụ gia thức ăn nuôi tôm và tác dụng của nó trong việc làm giảm các triệu chứng HPM do EHP gây ra. Việc bổ sung LNA quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ, có thể là do stress oxy hóa (Ji và cộng sự, 2011; Chen và cộng sự, 2016).Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng việc bổ sung các nồng độ LNA khác nhau có thể làm giảm đáng kể các vi bào tử trùng EHP trong tôm thẻ chân trắng, đặc biệt, bổ sung 2,4 g LNA/kg vào khẩu phần ăn là nồng độ tốt nhất để ức chế sự gia tăng sinh trưởng của EHP. Hàm lượng LNA thích hợp trong khẩu phần ăn có thể nâng cao khả năng tăng trưởng của tôm nhiễm EHP và tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh và khả năng chống oxy hóa. (Axit linolenic (LNA) cải thiện năng suất tăng trưởng và tình trạng miễn dịch của tôm thẻ Penaeus vannamei bị nhiễm EHP).

Dấu hiệu lâm sàng chính của bệnh nhiễm trùng gan tụy do EHP gây ra là chậm phát triển (Sritunyalucksana và cộng sự, 2014; Newman, 2015), và kích thước tôm không đồng đều. Nhóm “AHPND” không bị nhiễm EHP trước khi gây nhiễm VAHPND,những con tôm chết được phân tích bằng PCR để tìm AHPND và EHP. Trong nhóm AHPND và các bể đối chứng dương tính, chỉ có kết quả dương tính của AHPND được tìm thấy. Trong nhóm EHP-AHPND, tôm dương tính với cả hai: AHPND và EHP. Vào cuối thí nghiệm, tôm sống sót cho thấy không có bất kỳ tổn thương mô bệnh học nào của AHPND.Những con giống bị nhiễm EHP trước khi tiếp xúc với VPAHPND có các tổn thương mô bệnh học nặng hơn so với những con không bị nhiễm. (Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là yếu tố nguy cơ gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) và hoại tử gan tụy (SHPN) trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) Thái Bình Dương).

Nhiễm trùng EHP phá vỡ các tế bào của ống gan tụy và cho phép các loài Vibrio spp. hiện diện để xâm chiếm các tế bào bị bong tróc và để lộ lớp màng đáy tế bào ra ngoài. (Mật độ của vi bào tử trùng EHP cao trong phân của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có biểu hiện của hội chứng phân trắng và con đường lây truyền của chúng sang tôm khỏe mạnh).

Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn ưu thế của chi Propionigenium và Vibrio cùng với vi bào tử trùng EHP là những nguyên nhân tiềm ẩn của một loại hội chứng phân trắng cụ thể được gọi là EHP-WFS ở tôm thẻ chân trắng. Trong một ao có biểu hiện, ao EHP-WFS nghiêm trọng bao gồm cả việc tôm chết bất thường, tôm WFS có số bào tử EHP trong HP cao hơn so với tôm NG (tôm bị nhiễm EHP khác cùng một ao cho thấy ruột hoàn toàn bình thường và không tạo ra phân trắng) theo cả phân tích mô bệnh học và phân tử. Điều này phù hợp với tải lượng Propionigenium trong HP của tôm WG (tôm bị nhiễm EHP có biểu hiện phân trắng và tạo ra phân trắng) cao hơn và rối loạn hệ vi sinh vật ruột trong WFS so với tôm NG. (Các loài Propionigenium và Vibrio được xác định là nguyên nhân có thể gây ra hội chứng phân trắng (WFS) liên quan đến vi bào tử trùng EHP).

Vì nhiễm EHP liên quan đến hoạt động “đẩy” của bào tử, tác động trực tiếp đến hoạt động này của bào tử EHP cũng là một chiến lược kiểm soát hiệu quả. Sự nảy mầm của bào tử là một quá trình thẩm thấu được kích hoạt bởi nhiều tác nhân/yếu tố kích thích khác nhau; có thể khác nhau giữa các loài và môi trường sống. Sự nảy mầm của vi bào tử được gây ra bởi nhiều yếu tố vật lý và hóa học như thay đổi pH, mất nước, điều kiện tăng thẩm thấu, sự hiện diện của các ion, ánh sáng UV, peroxit và sự kết tụ (Keeling và Fast, 2002; Vavra và Larsson, 2014). Ngoài ra, áp lực cơ học, áp suất cao và thậm chí cả áp lực ngón tay cái lên lam kính lamen cũng được báo cáo là dẫn đến nảy mầm (Cali và Takvorian, 2014; Vavra và Larsson, 2014; Weiss và cộng sự, 2014). (Gây nảy mầm nhân tạo bào tử EHP bằng các ion thông qua kính hiển vi điện tử quét SEM).

Trong cơ thể vật chủ, các enzym tiêu hóa, các sản phẩm tiêu hóa và sự gia tăng các ion canxi trong quá trình chết của tế bào có thể tạo ra sự nảy mầm (Cali và Takvorian, 2014). Aldama-Cano và cộng sự, 2018 đã tái hiện và chứng minh sự nảy mầm của bào tử EHP bằng thuốc nhuộm Phloxin B và Carboxymethylcellulose. Các ion (cation và anion) được tạo ra trong quá trình phân giải phóng xạ của nước đông lạnh có thể đã gây ra sự nảy mầm của bào tử. (Gây nảy mầm nhân tạo bào tử EHP bằng các ion thông qua kính hiển vi điện tử quét SEM).

Những con vẹm (Mytilopsis Leucophaeata) không nhiễm bệnh được cho sống chung với tôm nhiễm EHP và tất cả vẹm đều dương tính với EHP ở ngày thứ 20 sau khi chung sống, đã được kiểm tra bằng phương pháp SWP-PCR. Lô vẹm dương tính với EHP này được chuyển sang sống chung với tôm không nhiễm bệnh và kết quả quan sát thấy có 37,5% tôm dương tính với EHP trong vòng 10 ngày.Kết quả chỉ ra rằng M. Leucophaeata có thể mang bào tử truyền nhiễm EHP sau khi được nuôi chung với tôm nhiễm EHP trong 7 ngày và những bào tử mà chúng mang theo này có thể lây nhiễm cho tôm.M. Leucophaeata có thể “tích lũy” các bào tử EHP được thải ra từ tôm nhiễm EHP nhưng chúng không bị nhiễm và do đó không thể gia tăng EHP.Tương tự, vẹm sẽ trở thành nguồn thức ăn sống đầy rủi ro cho tôm bố mẹ không có EHP trong trại sản xuất tôm giống nếu không được khử trùng, đông lạnh hoặc tiệt trùng như khuyến cáo trước đây. (Vẹm (Mytilopsis leucophaeata) có thể là cá thể mang vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây bệnh trên tôm).

DNA trong các mẫu có nguồn gốc từ thử nghiệm cho ăn và sống chung là cao hơn so với tiêm gan tụy và tiêm ngược ống tiêu hóa. Điều này cho thấy mức độ lây nhiễm có thể thay đổi, đặc biệt là theo phương pháp tiêm ngược ống tiêu hóa. phương pháp cho ăn mô đông lạnh nhiễm EHP không dẫn đến gây nhiễm EHP.Hơn nữa, EHP được phát hiện là một yếu tố nguy cơ của AHPND (bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) (Aranguren và cộng sự, 2017).Tôm được cảm nhiễm qua đường thức ăn bằng cách sử dụng chất nhiễm truyền tươi đã được kiểm tra nhạy cảm với EHP, nhưng chất cấy được đông lạnh ở -80 ° C không gây ra sự nhiễm EHP. (Nghiên cứu so sánh các phương pháp gây cảm nhiễm EHP ở Penaeus vannamei).

Nguồn Tổng hợp

Biên soạn và Tổng hợp: Dương Tuấn Thịnh và Diệp Phát Đạt.

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *