Công cụ đánh giá rủi ro thủy hải sản ‘mới lạ và kịp thời’ hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Các nhà khoa học đã phát triển biện pháp Đánh giá rủi ro để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

Các nhà khoa học đã phát triển biện pháp Đánh giá rủi ro để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Nguồn ảnh: Cefas

Các nhà khoa học từ Cefas (Trung tâm Khoa học Môi trường, Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản) và Đại học Exeter đã phát triển một phương pháp mới để xác định và giảm tác động của hóa chất và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu. Trong một bài báo mới được đăng trên tạp chí Nature Food, các nhà khoa học mô tả biện pháp Đánh giá rủi ro thủy sản để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Tiến sĩ Rachel Hartnell, giám đốc khoa học từ Cefas, cho biết: “Phương pháp này được xây dựng dựa trên một khuôn khổ hài hòa, đơn giản, cho phép đánh giá rủi ro sức khỏe cộng đồng và động vật trong suốt chuỗi sản xuất thủy sản. Phương pháp lập hồ sơ tất cả các mối nguy hiểm được tiêu chuẩn hóa này giúp chúng tôi đưa ra các quyết định nên hoặc không nên dựa trên dữ liệu, và cung cấp bằng chứng cho các chính sách can thiệp có mục tiêu để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và an toàn.”

Các sinh vật dưới nước đặc biệt nhạy cảm với môi trường của chúng và những rủi ro có thể xảy ra trong môi trường này. Những mối nguy này – từ các chất ô nhiễm hóa học tự nhiên và công nghiệp, các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và mầm bệnh xuất phát từ con người gây ô nhiễm cho thủy sản – chúng ảnh hưởng không chỉ đến năng suất và lợi nhuận của trang trại, mà còn cả sự an toàn của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm thủy sản này.

Phương pháp đánh giá rủi ro thủy sản tính toán tác động tổng hợp của những mối nguy phức tạp này đối với chuỗi cung ứng thủy sản và chứng minh cách mà chính phủ, ngành và thậm chí người tiêu dùng đã sử dụng để giảm thiểu tác động như thế nào. Trong bài báo, các nhà khoa học đã thử nghiệm phương pháp này trên động vật thân mềm hai mảnh vỏ được dùng để ăn sống – đây được coi là loài có rủi ro cao về mặt an toàn thực phẩm, vì thông qua việc cho ăn lọc, những động vật này có các đặc điểm của môi trường sống phức tạp.

Hartnell cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng việc áp dụng biện pháp đánh giá rủi ro thủy sản cho phép xác định cả những rủi ro chính và những điểm nhỏ làm giảm hiệu quả nuôi. Do đó, việc cung cấp thông tin để đưa ra các quyết định dựa trên rủi ro, tập trung phát triển các biện pháp can thiệp sẽ mang lại các kết quả tích cực về an ninh lương thực”.

Giáo sư Stuart Rogers, nhà khoa học trưởng của Cefas xem đây là phương pháp “rất mới lạ và kịp thời”, vì nó là phương pháp đầu tiên đánh giá các tác động tổng hợp của những mối nguy hiểm đối với nguồn cung cấp thức ăn thủy sản và các biện pháp hữu ích để giảm thiểu rủi ro từ các lĩnh vực này. Điều này ngày càng quan trọng khi các quần thể dựa vào môi trường sống dưới nước để sản xuất thực phẩm xanh an toàn và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành lương thực toàn cầu phát triển nhanh nhất và có giá trị thương mại cao, hiện đang cung cấp khoảng 50% tổng lượng thủy sản mà con người tiêu thụ. Nó được dự đoán sẽ tăng lên tới 70% vào năm 2050. Việc mở rộng này sẽ đi kèm với trách nhiệm đảm bảo tính bền vững được xây dựng trong lĩnh vực. Điều này có nghĩa là sức khỏe và phúc lợi của các sinh vật trong trang trại, môi trường xung quanh và người tiêu dùng thủy sản được bảo vệ.

Hartnell cho biết: “Các động lực thúc đẩy tăng cường trong nuôi trồng thủy sản đã được biết đến trước đó, nhưng điều quan trọng là khi ngành công nghiệp mở rộng trong những thập kỷ tới, chúng tôi cần quan tâm đến việc quản lý phúc lợi động vật, các tác động kinh tế của dịch bệnh do sản xuất cũng như bảo vệ người tiêu dùng khỏi những rủi ro về an toàn thực phẩm.”

Chiếc lược “Một sức khỏe trong Nuôi trồng thủy sản”, được nhóm nghiên cứu mô tả trong bài báo, đề xuất rằng sự cân bằng đó “phải được đưa vào các kế hoạch mở rộng ngành từ địa phương đến quốc tế một cách khẩn trương.”

“Đánh giá rủi ro thủy sản là một bước tiến sáng tạo nhằm tìm cách tích hợp tốt hơn việc đánh giá hiệu quả các rủi ro sức khỏe cộng đồng và động vật trong sản xuất thủy sản. Biện pháp này giúp chúng tôi tập trung vào những gì cần thiết nhất cho sự phát triển trong tương lai cũng như sự an toàn của ngành nuôi trồng thủy sản” – Giáo sư Charles Tyler, đồng tác giả và đồng giám đốc Trung tâm Hợp tác Nuôi trồng Thủy sản Bền vững trong tương lai tại Đại học Exeter cho biết.

Theo Responsible Seafood Advocate

Nguồn: https://www.globalseafood.org/advocate/new-tool-aims-to-identify-and-reduce-impact-of-chemicals-and-diseases-in-aquaculture/

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page