Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Theo nghiên cứu mới với quy mô lớn, ngành nuôi tôm nước ngọt và nước lợ nói chung ở Tây Nam Bangladesh rất quan trọng đối với sức khỏe và sự thịnh vượng của cộng đồng, đồng thời chúng cũng có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau – trái ngược với danh tiếng của chúng.

Trong khi tôm thương phẩm và tôm được xuất khẩu thì có hơn 50 loài cá nuôi trong ao được giữ lại để tiêu thụ trong nước

Trong khi tôm thương phẩm và tôm được xuất khẩu thì có hơn 50 loài cá nuôi trong ao được giữ lại để tiêu thụ trong nước

Viện Nuôi trồng Thủy sản của Đại học Stirling và đối tác của họ đã tiến hành nghiên cứu trong bốn năm, thu thập dữ liệu về định lượng và định tính từ 240 hộ gia đình và 160 trang trại nuôi tôm thương phẩm và tôm thường ở 4 khu vực khác nhau.

Trái ngược với những chỉ trích trong những năm gần đây về tác động của việc nuôi tôm nước ngọt và nước lợ theo hướng xuất khẩu đối với cộng đồng và môi trường ở Bangladesh, nghiên cứu cho thấy rằng một sản lượng tương đối ít được xuất khẩu, mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho cộng đồng. Ngoài ra, việc sản xuất các loài cá khác được nhận thấy là có ít tác động đến môi trường, đồng thời cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ có 20-40% động vật thủy sản – tôm và tôm thương phẩm – được dành cho xuất khẩu. Trong khi sự đa dạng của các loài cá khác được sản xuất, bán và tiêu thụ tại địa phương, chủ yếu ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Chúng tôi nhận thấy rằng có khoảng 60% hộ gia đình nuôi cá và 40% còn lại có mối liên hệ gián tiếp – tức làm việc cho các trang trại cá hoặc chuỗi cung ứng – do đó, nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng đối với người dân ở ở vùng tây nam Bangladesh

Nhà nghiên cứu – Tiến sĩ Abdullah-Al Mamun – tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Có rất ít nghiên cứu chi tiết được thực hiện về những gì đang xảy ra ở Bangladesh, để đối trọng với diễn ngôn toàn cầu về an ninh lương thực và tự do hóa thương mại. Đã có nhiều chỉ trích về tác động của việc xuất khẩu tôm nước ngọt và nước lợ đối với cộng đồng và môi trường.”

Trong một thông báo báo chí, ông nói thêm: “Nghiên cứu này rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy rằng hiện nay, các mô hình nuôi ghép đang được thực hiện ở Tây Nam Bangladesh thực sự bảo vệ được nhu cầu dinh dưỡng và nguồn thu nhập của các hộ gia đình, trong khi yêu cầu đầu vào ít hơn nhiều so với các hệ thống thâm canh đang hoạt động ở những nơi khác, điều này tác động tích cực hơn đối với môi trường.”

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để thu thập dữ liệu ở các hộ gia đình. Bốn khu vực đã được nghiên cứu bao gồm khu vực có độ mặn cao (ven biển), độ mặn trung bình, độ mặn thấp và nước ngọt (đất liền). Có 40 hộ gia đình nuôi cá từ mỗi khu vực khác nhau được chọn ngẫu nhiên và sự đa dạng sinh học môi trường nước được đo lường.

Tiến sĩ Mamun cho biết: “Cũng như tôm nước ngọt và nước lợ nói chung, chúng tôi đã tìm thấy sự đa dạng của 52 loài cá khác sinh trưởng trong 4 môi trường nước khác nhau, đây là một kết quả đáng ngạc nhiên.”

“Việc xuất khẩu tôm thương phẩm và các loài tôm nói chung mang lại lợi nhuận cao cho các hộ gia đình. 52 loài cá khác nhau và các loại rau đã được tiêu thụ và bán tại địa phương.”

“Chúng tôi nhận thấy rằng có khoảng 60% hộ gia đình nuôi cá và 40% còn lại có mối liên hệ gián tiếp – tức làm việc cho các trang trại cá hoặc chuỗi cung ứng – do đó, nuôi trồng thủy sản là vô cùng quan trọng đối với người dân ở ở vùng tây nam Bangladesh.”

Nghiên cứu cũng cho thấy cần rất ít nguồn đầu vào để phát triển cá, do đó có ít tác động lên môi trường.

Các trang trại này có đến 90% theo mô hình quảng canh – tức là với thả giống với mật độ thấp và dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao chứ không sử dụng thức ăn công nghiệp, quạt nước, năng lượng hay điện.

Tiến sĩ Mamun cho biết: “Các trang trại này có đến 90% là mô hình quảng canh – tức là với thả giống với mật độ thấp và dựa vào nguồn thức ăn tự nhiên trong ao chứ không sử dụng thức ăn công nghiệp, quạt nước, năng lượng hay điện”. “Ở khu vực nước ngọt, cá có vảy được sản xuất thông qua các trại giống, nhưng ở các khu vực nước mặn, cá có vảy sinh trưởng tự nhiên.”

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 60 hộ gia đình từ mỗi khu vực trong số bốn khu vực, yêu cầu lãnh đạo địa phương sắp xếp các gia đình theo tầng lớp từ giàu đến nghèo. Sau đó, các hộ gia đình khá giả và nghèo khổ có ít nhất một trẻ em gái vị thành niên được lấy mẫu.

Tiến sĩ Mamun cho biết: “Phụ nữ, trẻ em gái vị thành niên và trẻ sơ sinh là những đối tượng dễ gặp những vấn đề nhất trong việc nhận được khẩu phần ăn hợp lý. Chúng tôi đo lường lượng thức ăn mà mỗi thành viên trong gia đình nhận được từ mức độ nhiều hay ít, về protein, năng lượng và nhóm thực phẩm. Chúng tôi đã tính toán lượng thức ăn mà mỗi người nên nhận, tùy thuộc vào mức tiêu thụ năng lượng của họ, và nhận thấy rằng các bé gái vị thành niên nhận được ít hơn 10% thức ăn so với mức bình thường.”

“Chúng tôi cũng lập bản đồ hồ sơ dinh dưỡng về những gì họ ăn thông qua phân tích các dấu ấn sinh học từ thử nghiệm chích máu đầu ngón tay. Điều thú vị là các cô gái ở các khu vực có độ mặn cao cho thấy hàm lượng axit béo quan trọng gồm EPA và DHA cao hơn. Điều này cho thấy rằng các loại cá ven biển mà họ có thể ăn có nhiều chất dinh dưỡng hơn.”

“Mặc dù tôm thương phẩm và các loài tôm nói chung được xuất khẩu, nhưng chúng thực sự có giá trị dinh dưỡng thấp hơn so với những loài cá có vảy được giữ lại để tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt xuất khẩu đã mang lại nguồn tài chính lớn cho các hộ gia đình”.

Nghiên cứu được giám sát bởi Giáo sư Dave Little tại Viện Nuôi trồng Thủy sản. Ông nói: “Bộ dữ liệu trong nghiên cứu này có chất lượng cực kỳ cao. Kết quả đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng người tiêu dùng có thể ăn tôm ở Bangladesh một cách an toàn, biết rằng họ cũng đang hỗ trợ người dân địa phương có thể ăn nhiều loại hải sản có giá trị dinh dưỡng hơn.”

Nhà nghiên cứu - tiến sĩ Abdullah-Al Mamun - tác giả chính của nghiên cứu

Nhà nghiên cứu – tiến sĩ Abdullah-Al Mamun – tác giả chính của nghiên cứu

Nghiên cứu có sự tham gia của hai chuyên gia dinh dưỡng – Giáo sư Baukje de Roos từ Viện Rowett tại Đại học Aberdeen và phó giáo sư Nanna Roos tại Khoa Dinh dưỡng Thể dục và Thể thao (NEXS) tại Đại học Copenhagen.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng Học bổng Khối thịnh vượng chung, Vương quốc Anh và dự án nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản bền vững theo chuẩn thương mại (SEAT) của Liên minh Châu Âu, được hỗ trợ bởi chương trình Các phương pháp và Chỉ số Sáng tạo của Viện Nông nghiệp và Dinh dưỡng (IMMANA).

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nam Á và Khối thịnh vượng chung – Lord Ahmad cho biết: “Chính phủ Vương quốc Anh rất vui khi được hỗ trợ nghiên cứu này của Scotland. Nó giúp chúng tôi có được những hiểu biết mới về cách đánh bắt tôm thương phẩm cũng như các loại tôm nói chung, đồng thời nó cũng mang lại lợi ích cho cộng đồng và cung cấp những thông tin để có thể thích nghi với những biến đổi khí hậu.”

“Nghiên cứu chất lượng cao này sẽ có tác động lớn đến cách chúng tôi tiếp cận công việc phát triển trong tương lai thông qua việc thách thức các giả định từ trước đến nay về hệ thống nuôi cá quy mô nhỏ, trái ngược với nuôi thương mại quy mô lớn hơn.”

“Nghiên cứu của Đại học Stirling sẽ cho phép chúng tôi xem xét các cách để bảo vệ một phần quan trọng của nền kinh tế Bangladesh, nơi mang lại sinh kế chống chịu với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt và an ninh lương thực bổ dưỡng cao cho hơn 38 triệu người.”

Bài báo ‘Nuôi trồng thủy sản ven biển mở rộng theo hướng xuất khẩu có thể mang lại lợi ích cho những người kém hấp thu về mặt dinh dưỡng” (Export-Driven, Extensive Coastal Aquaculture Can Benefit Nutritionally Vulnerable People) đã được xuất bản trên tạp chí Frontiers in Sustainable Food Systems.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/study-backs-value-of-bangladeshs-prawn-and-shrimp-farms

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page