Theo Gorjan Nikolik, sau sự tăng trưởng vượt trội vào năm 2021, năm 2022 được dự đoán là một năm tuyệt vời hơn đối với nhiều quốc gia sản xuất tôm, với mục tiêu tăng sản lượng dựa vào hệ thống thâm canh và sử dụng nguồn gen tốt.

Ngành nuôi tôm ở Ecuador giữ vị trí là nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới

Ngành nuôi tôm ở Ecuador giữ vị trí là nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới

Khi năm 2021 kết thúc, nhà phân tích thủy sản cấp cao của Rabobank ước tính mức tăng trưởng có thể đạt 10% so với 12 tháng trước – đưa nhiều quốc gia trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch. Trong khi đó, ông cũng nhận thấy mức tăng trưởng đáng kể có thể xảy ra vào năm 2022, với việc những nhà sản xuất lớn có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường thông qua việc tăng cường sản xuất.

Nhu cầu tôm

Theo Nikolik, thị trường tôm phát triển rất mạnh vào năm 2021, đặc biệt là ở Mỹ. Ông cho biết, các nhà sản xuất và kinh doanh tôm đã được thu được một nguồn lợi nhuận lớn từ việc chuyển sang bán lẻ thay vì chỉ tập trung vào dịch vụ ăn uống, và hiện tại, giá cả đã tăng lên đáng kể, thậm chí còn cao hơn so với trước đại dịch.

Ở Châu Âu, nhu cầu tôm cũng tăng tương tự như mô hình ở Mỹ, mặc dù không quá cao. Nhu cầu ở Trung Quốc cũng tăng nhưng ở mức độ thấp và doanh số năm 2021 vẫn dưới hơn so với mức trước đại dịch – theo Nikolik quan sát.

Còn đối với năm 2022 thì như thế nào?

Nikolik cho biết: “Tôi suy đoán rằng nhu cầu tôm sẽ giảm đi một ít – điều này là bình thường khi giá tôm cao – nhưng tôi không chắc là giảm bao nhiêu. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nhu cầu ở Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng – vài tháng qua là điều đáng khích lệ.”

Xuất khẩu tôm của Ecuador vượt 900.000 tấn vào năm 2021

Xuất khẩu tôm của Ecuador vượt 900.000 tấn vào năm 2021

Nguồn cung tôm

Nguồn cung tôm tăng đáng kể vào năm 2021. Trong khi trước đây, ông dự đoán mức tăng trưởng vào năm 2021 là 9%, ông nghi ngờ con số này có thể cao hơn.

Ông dự đoán: “Mức tăng trưởng có thể đạt trên 10%, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ ở nửa cuối năm 2021, đặc biệt là ở Ecuador và Brazil.”

Thật vậy, mặc dù một số quốc gia đã báo cáo là có tỷ lệ tăng trưởng đáng kể – đặc biệt là Ấn Độ, với tỷ lệ sản xuất hơn 8-9% vào năm 2021, nhưng tất cả đều bị lu mờ bởi thành tích xuất sắc của Ecuador.

Nikolik đã nói rằng: “Ecuador đã có một năm 2021 xuất sắc và xuất khẩu của nước này trong năm nay dự kiến ​​sẽ vượt qua 900.000 tấn – tăng từ 700.000 tấn vào năm 2019 – trở thành nhà sản xuất thành công và cạnh tranh nhất trong năm, với tốc độ tăng trưởng trên 20%.”

Sự đa dạng hóa xuất khẩu đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho Ecuador. Theo Nikolik, Ecuador không chỉ lấy lại vị thế đã mất ở Trung Quốc bởi sự nhập khẩu hạn chế của Trung Quốc vào năm 2020, mà các sản phẩm chế biến của Ecuador cũng đang phát triển rất tốt ở thị trường EU và Mỹ và có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng.

Sự tăng trưởng được hỗ trợ bởi sự gia tăng mật độ thả nuôi đang dần diễn ra ở Nam Mỹ – một quốc gia có truyền thống nuôi tôm mật độ cao với một số trang trại có quy mô lớn nhất trên toàn thế giới.

Nikolik tin rằng ngành nuôi tôm toàn cầu có thể trở lại sản lượng trước đại dịch

Nikolik tin rằng ngành nuôi tôm toàn cầu có thể trở lại sản lượng trước đại dịch

“Đó là tất cả về sự tăng trưởng. Trong 3-4 năm qua, mật độ thả nuôi trung bình ở Ecuador là khoảng 15-20 con/m2, nhưng họ đang tăng dần con số này và hiện đang hướng tới 35 con/m2” – Niklolik giải thích.

Ông chỉ ra: “Mặc dù đây là mức tăng trưởng đáng kể, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình ở các nước khác. 55-75 con/m2 là mật độ bình thường ở Ấn Độ, trong khi nhiều người nuôi thâm canh ở Trung Quốc với mật độ khoảng 120 – 160 con/m2, một số tăng lên đến 300 con/m2”.

Tại hội nghị GOAL gần đây, Nikolik đã đưa ra một ước tính thận trọng về tốc độ tăng trưởng 5% trên toàn cầu, nhưng hiện tại, ông cho rằng mức sản xuất trong năm 2022 sẽ cao hơn.

Ông giải thích: “Giá cả có lợi sẽ khuyến khích nông dân nuôi nhiều hơn và không có hạn chế về nguồn cung thực tế. Ấn Độ có thể tăng sản lượng, Indonesia đặt mục tiêu tăng trưởng 250% trong những năm tới, và Ecuador có khả năng tăng cường sản xuất.”

Hầu hết các động vật nuôi có tỷ lệ chết khoảng 1% mỗi tháng. Nhưng tỷ lệ chết ở tôm lên đến mức khoảng 15-20% (trong chu kỳ 120 ngày). Việc di truyền tốt có thể giảm tỷ lệ này xuống 10%.

Nikolik cho biết thêm: “Hiện nay cũng có các phương pháp di truyền tốt hơn, có thể giúp giảm tỷ lệ chết. Hầu hết các động vật nuôi có tỷ lệ chết khoảng 1% mỗi tháng. Nhưng tỷ lệ chết ở tôm lên đến mức khoảng 15-20% (trong chu kỳ 120 ngày). Việc di truyền tốt có thể giảm tỷ lệ này xuống 10%.”

Cuối cùng, Nikolik hy vọng rằng các nước sản xuất tôm chủ chốt sẽ tiếp tục đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ – đặc biệt là Ecuador, Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.

Theo Rob Fletcher

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/why-the-shrimp-sector-is-set-for-another-strong-year-gorjan-nikolik-rabobank

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *