Con giống tốt là khởi nguồn cho sự thành công. Trong quá trình nuôi tôm cũng khó tránh khỏi việc tôm bị bệnh, nhưng có câu phòng bệnh hơn trị bệnh, biết được các loại bệnh và những dấu hiệu của bệnh trạng sẽ giúp người nuôi có những kiến thức phòng bệnh hiệu quả. Đặc biệt là Ký sinh trùng trên tôm nuôi.

Trong những năm gần đây, trên đà phát triển nuôi tôm công nghiệp ngày càng được mở rộng, tăng năng suất, tăng sản lượng. Bên cạnh đó cũng gặp rất nhiều khó khăn như: giá cả không ổn định, nhiều loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột, có rất nhiều tác nhân gây bệnh nhưng được quan tâm nhiều nhất hiện nay là ký sinh trùng.

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng (Gregarine) là nhóm nguyên sinh vật ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 mảnh vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào cơ thể khi chúng bám trên mang hoặc được tôm ăn vào, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột, tắc nghẽn ruột, đặc biệt là gây tổn thương niêm mạc ruột tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây ra nhiều bệnh trên tôm trong đó phổ biến nhất là bệnh phân trắng trên tôm. Bệnh phân trắng trên tôm là loại bệnh khá phổ biến và thường bắt gặp từ giai đoạn tôm được 40 – 50 ngày tuổi trở lên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng nhưng bệnh ký sinh trên tôm có khả năng lây lan nhanh gây giảm năng suất, thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm.

  • Dấu hiệu nhận biết:

Tôm nhiễm ký sinh trùng giai đoạn đầu đường ruột tôm bị cong theo hình chữ Z, kế đến đường ruột đứt khúc và đường ruột có màu trắng đục tôm ăn yếu, sau 7-10 ngày nhiễm bệnh đường ruột tôm sẽ có màu vàng và trắng sữa, đường ruột đốt đuôi sưng to hình tròn hoặc hình hạt gạo, nếu chúng xâm nhập vào gan thì làm gan tôm mất màu, teo và vàng gan, sau cùng tôm bị ốp thân, bơi trên mặt nước và tấp mé chết. Để nhận định chính xác ta nên xem mẫu tôm dưới kính hiển vi .

  • Biện pháp phòng trị:
  • Chọn tôm giống từ cơ sở có uy tín và chất lượng tốt.
  • Cải tạo triệt để, đúng quy trình kỹ thuật.
  • Thả giống với mật độ thích hợp, đúng mùa vụ và thời tiết thích hợp.
  • Hạn chế các sinh vật trung gian (cua, còng, giáp xác…) bằng các sản phẩm an toàn sinh học.
  • Định kì diệt ký sinh trùng (BKC, IODINE, các thuốc thảo dược).
  • Trộn vào thức ăn thuốc có chứa gốc Sulfamid, trị bệnh cho ăn 3 ngày liên tục 2 lần/ngày, phòng bệnh 1 lần/ngày định kỳ 7 ngày/lần.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *