Tôm giống (1,1 g) được sản xuất trong ao ương sử dụng nước có độ mặn thấp.

Việc mất cân bằng khoáng chất đa lượng trong nước nuôi tôm có độ mặn thấp là một thách thức ở nhiều nơi trên thế giới. Canxi và magie chịu trách nhiệm về tổng độ cứng của nước và rất quan trọng đối với sự phát triển của tôm. Kali có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, vì nó rất quan trọng trong việc kích hoạt enzyme Na+/K+-ATPase. Ngoài ra, việc kiểm soát các hợp chất nitơ là một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét trong nuôi tôm có độ mặn thấp. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tác động của việc điều chỉnh tỷ lệ Ca:Mg:K trong vùng nước oligohaline (ít mặn/ít muối) (0.5-5 ppt) đối với sự tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng và chất lượng nước trong các bể ương thâm canh sử dụng hệ thống synbiotic.

Thiết lập nghiên cứu

Hai hệ thống ương tôm thẻ chân trắng P. vannamei được thực hiện trong Phòng thí nghiệm nuôi tôm của Đại học nông thôn liên bang Pernambuco trong 35 ngày (bể 1) và 40 ngày (bể 2), sử dụng bể có dung tích 60L. Tất cả nghiệm thức được lặp lại ba lần: T1 – độ mặn của nước ~2,5 g/L và T2 – độ mặn của nước ~2,5 g/L có điều chỉnh tỷ lệ Ca:Mg:K.

Hậu ấu trùng (PL10) được thu thập từ một trại sản xuất giống thương mại sử dụng nước có độ mặn 35 g/L, và được thuần ở độ mặn ~2,5 g/L. Cả hai ao ương đều được thả PL24 (~10 mg) với mật độ 2.000 con/m³. Trong các thử nghiệm, tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp với 40% protein thô (bể 1) và 45% protein thô (bể 2), 4 lần mỗi ngày.

Nước được sử dụng trong thử nghiệm được chuẩn bị bằng cách pha loãng nước biển với nước ngọt để đạt độ mặn ~2,5 g/L. Tỷ lệ Ca:Mg:K trong T2 gần bằng 1:3:1 (kali clorua; canxi cacbonat; magie sulfat heptahydrat; magie clorua hexahydrat).

Hệ thống ương được bổ sung hỗn hợp cám gạo (<200 μm) và vi sinh, được ủ trong 24 giờ. Cụ thể, hỗn hợp bao gồm các thành phần: 20 g/m³ cám gạo, 2 g/m³ mật rỉ đường, 0,50 g/m³ hỗn hợp vi khuẩn thương mại (6,5×10^7 CFU/g), 4 g/m³ natri bicacbonat, 0,25 g/m³ men vi sinh dạng khô và nước với tỷ lệ gấp 10 lần cám gạo. Bể 1 bổ sung trong 24 ngày. Một chất kích hoạt sinh học (Seachem, USA) cũng được thêm vào với tỷ lệ 7,5 mL/m³ khi bắt đầu tạt, và 6 lần tiếp theo là 3,75 mL/m³, bổ sung hàng ngày. Trong bể 2, chất cấy 15% nước từ chu kỳ trước đã được sử dụng và bổ sung vào các hệ thống synbiotic 3 lần một tuần. Ở cả hai bể, chỉ dừng việc bổ sung khi chất rắn lắng vượt quá 5,0 mL/L.

Chất nền bao gồm vỏ của các loài động vật thân mềm được đặt trong túi lưới polyetylen, với diện tích tương ứng ~ 28,12% diện tích đáy. Các thông số chất lượng nước như oxy hòa tan (DO), pH, độ mặn và nhiệt độ được đo hàng ngày. TAN, NO₂-N, tổng độ kiềm, tổng độ cứng, Ca2+, Mg2+, SO42-, Cl, Na+ và K+ cũng được phân tích.

Về hiệu suất nuôi, sinh trắc học được thực hiện hàng tuần để xác định trọng lượng cuối cùng (g), tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR; %/ngày), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), sản lượng (Kg/m³) và tỷ lệ sống (%).

Kết quả và thảo luận

Việc điều chỉnh tỷ lệ Ca:Mg:K thành 1:3:1 được thực hiện trong nước biển pha loãng đến độ mặn ~ 2,5 g/L không ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của tôm (Bảng 1). Trọng lượng cuối cùng trung bình trong thử nghiệm này cao hơn so với phát hiện của Esparza-Leal và cộng sự (2016) trong thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng P. vannamei trong hệ thống ương với các độ mặn khác nhau và kết quả cho thấy trọng lượng cuối cùng là 0,28 g trong nghiệm thức có độ mặn 8 g/L.

Bảng 1. Hiệu suất tôm trong ao ương với nước có độ mặn thấp.

Nồng độ trung bình của các ion chính và tỷ lệ cation trong các hệ thống ương được thể hiện trong Bảng 2. Trong nghiệm thức T2, tỷ lệ Ca:Mg:K được giữ ở mức gần 1:3:1 trong các thử nghiệm.

Bảng 2. Các ion chính (mg/L) trong nước ương tôm có độ mặn thấp.

Trong ao ương, TAN trung bình được giữ dưới 0,70 mg/L và N-NO₂ trung bình được giữ dưới 0,60 mg/L, tỷ lệ này nằm trong giới hạn được khuyến cáo đối với nuôi tôm thẻ chân trắng P. vannamei sử dụng nước có độ mặn thấp.

Kết luận

Chúng tôi kết luận rằng có thể nuôi tôm biển trong hệ thống ương ở vùng nước có độ mặn thấp, hạn chế thay nước với nồng độ Ca2+: 25,6 mg/L, Mg2+: 89,75 mg/L, K+: 30,60 mg/L, độ kiềm ~ 100 mg/L và tổng độ cứng ~ 400 mg/L, chất nền nhân tạo, chất kích hoạt sinh học, chất cấy và sử dụng hệ thống synbiotic.

Theo Hatchery Feed Management

Nguồn: https://hatcheryfm.com/magazine/hatchery-feed-management-vol-10-issue-3-2022/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *