pH là một trong những yếu tố quan trọng luôn được quan tâm đến nhiều nhất trong ao nuôi tôm, bởi yếu tố này phản ánh môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm nuôi. Để góp phần vụ nuôi tôm được thành côn bà con nên phải theo dõi điều chỉnh pH theo yêu cầu là từ 7,5 đến 8,3 và giao động buổi sang và chiều không quá 0,5. Tuy nhiên, một số trường hợp độ pH lên quá cao hay quá thấp ảnh hưởng đến tôm nuôi.
+ Khi pH quá thấp: < 7,5 tôm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất, tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, làm tăng nồng độ H2S gây độc cho tôm.
+ Khi pH quá cao: >8,5 tôm giảm ăn, làm tăng nồng độ NH3 gây độc cho tôm.
- Nguyên Nhân: pH cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ oxy hòa tan, mật độ tảo và vi sinh vật trong ao nuôi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường ao nuôi và thời tiết vụ nuôi
- Cách khắc phục:
+ pH thấp:
- Tăng cường quạt nước, máy sục khí tạo thêm oxy hòa tan trong nước.
- Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu và ổn định môi trường nước.
- Dùng vôi CaO từ 5-10kg/1.000 m3 lúc 2h-4h
- Dùng vôi CaCO3, CaO và khoáng sau khi trời mưa lớn.
- Dùng EDTA 2kg/1.000 m3 nếu ao bị nhiễm phèn.
- Dùng Yucca 1 lít/2.000 m3 hạng chế khí độc H2
+ pH cao:
- Có thể thay nước khi mật độ tảo quá cao.
- Dùng men vi sinh và mật rỉ đường giảm và ổn định mật độ tảo.
- Tăng cường quạt nước, máy sục khí giúp men vi sinh phát triển.
- Nếu pH>9 sử dụng acid hữu cơ làm giảm pH tức thời.
- Dùng Yucca 1 lít/2.000 m3 hạng chế khí độc NH3.
* Ngoài ra, để pH ổn định từ 7,5 đến 8,3 ta dùng vôi thường xuyên dùng vôi CaCO3, Dolomite, Soda và Bicarbonate để duy trì hệ điệm trong nước với độ kiềm từ 120-180 mg CaCO3/lít
Chúc bà con vụ mùa bội thu trúng mùa, được giá!
Người thực hiện: ThS. Huỳnh Duy Phong – Công Ty TNHH Phát Triển Thủy Sản Bình Minh