Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Tại Batam, Indonesia, tôm chưa trưởng thành được nuôi trong bể xi măng với mật độ thả 300 PL/m² cho tốc độ tăng trưởng hàng ngày tốt nhất sau 75 ngày

Bể xi măng kích thước 8 x 8 x 1m được sử dụng để nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Gần đây, nhiều trang trại nuôi tôm, đặc biệt là ở Indonesia, đã chuyển từ nuôi quảng canh hoặc bán thâm canh sang các hệ thống công nghệ thâm canh, thậm chí siêu thâm canh với mật độ thả nuôi cao; dao động từ 110 – 500 con (PL)/m² đối với hệ thống nuôi thâm canh và >500 PL/m² đối với hệ thống nuôi siêu thâm canh. Có những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng công nghệ siêu thâm canh này. Theo Samocha (2019), mật độ thả tôm cao trong các hệ thống thâm canh sẽ dẫn đến năng suất cao hơn, tận dụng môi trường nuôi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng đầu vào cao và những hạn chế trong việc thay nước sẽ tạo ra các vấn đề về chất lượng nước thường không xảy ra trong các hệ thống nuôi truyền thống hoặc bán thâm canh. Nếu không được giải quyết nhanh chóng và đúng cách, nó sẽ dẫn đến sự gia tăng nồng độ amoniac-nitơ (NH3-N) và nitrit-nitơ (NO₂-N), phát triển quần thể vi sinh vật dày đặc và bùng phát dịch bệnh trên tôm.

Mối tương quan nghịch giữa mật độ thả và hiệu suất tăng trưởng của tôm đã được thiết lập rõ ràng. Hầu hết các thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng công nghệ biofloc (BFT), hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn không xả nước và thậm chí theo phương pháp thường được sử dụng ở Indonesia trong ao đất lót bằng nhựa HDPE (polyethylene mật độ cao). Sự suy giảm về khả năng chịu đựng của môi trường, đặc biệt là nồng độ oxy hòa tan (DO), dường như cho thấy xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng của tôm. Tuy nhiên, khi công nghệ tiến bộ, năng suất và hiệu quả về mật độ và điều kiện chất lượng nước có thể được cải thiện và tối ưu hóa.

Mục đích của nghiên cứu này là điều tra tác động của mật độ nuôi và điều kiện chất lượng nước đến năng suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei nuôi trong bể xi măng.

Chi tiết thí nghiệm

Nghiên cứu này được thực hiện tại trang trại Batam Dae Seng Indonesia ở Batam, tỉnh Riau Island, Indonesia. Tôm post thẻ L. vannamei (PL8 nặng 0,03-0,05 g) được lấy từ trại sản xuất giống của PT Suri Tani Pemuka ở Anyer, Tây Java. Chúng được thuần và gièo trong hệ thống gièo trong nhà trong 14 ngày để đạt kích cỡ sẵn sàng thả vào bể nuôi. Khi bắt đầu thử nghiệm sản xuất, những con tôm con này (PL 20-22; trọng lượng ban đầu trung bình, 0,3 g) được thả vào 32 bể xi măng trong nhà (8 x 8 x 1 m) ở bốn mật độ khác nhau bao gồm 300, 400, 500 và 600 PL/m². Thời gian nuôi là 75 ngày. Các bể chứa đầy nước có độ mặn 30 – 33 ppt. Nguồn sục khí cơ học chính là với bộ khuếch tán đĩa bọt khí mịn, với một quạt nước 0,5 HP (MinipaddTM) cung cấp thêm sục khí. Thay nước từ 5-10% trong suốt 75 ngày thử nghiệm.

Quản lý thức ăn

Tôm trong tất cả các bể được cho ăn cùng một chế độ ăn (33 – 35% protein thô, 5% lipid thô; Indonesia Evergreen Agricultural, Lampung Selatan) trong suốt quá trình thử nghiệm tăng trưởng. Lượng thức ăn sử dụng trong thí nghiệm này được tính toán dựa trên mức tăng trọng dự kiến là 1g/tuần, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1,4 và tỷ lệ chết hàng tuần là 3% trong giai đoạn nuôi thương phẩm. Trong quá trình thử nghiệm, tôm được cho ăn 6 lần/ngày và chế độ ăn hàng ngày được điều chỉnh dựa trên tỷ lệ phần trăm trọng lượng cơ thể sau khi lấy mẫu tôm hàng tuần.

Lấy mẫu tăng trưởng và chất lượng nước

Tôm được lấy mẫu hàng tuần trong suốt chu kỳ sản xuất bằng lưới cầm tay (đường kính 0,5m và kích thước mắt lưới 1 cm) để thu thập khoảng 20-30 con mỗi bể. Chất lượng nước (DO, pH, nhiệt độ, độ mặn, tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện và khả năng oxy hóa khử) được theo dõi 4 lần/ngày (6h-7h; 14h-15h; 17h-18h và 23h-24h) bằng cách sử dụng cảm biến chất lượng nước thời gian thực (Aqua Troll 500, In-Situ Inc., USA) và được quản lý bởi ứng dụng AquaEasy Smart Aquaculture (BOSCH, Singapore). Số lần đọc đĩa Secchi được ghi lại mỗi tuần một lần (Bảng 1).

Bảng 1. Tóm tắt các thông số chất lượng nước của 4 nghiệm thức trong suốt 75 ngày nuôi. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng các cảm biến và được ghi lại bằng ứng dụng AquaEasy Smart Aquaculture. Các giá trị được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) với 8 lần lặp lại.

Nitơ amoniac (NH3-N) được phân tích bằng máy quang phổ tử ngoại/khả kiến (Lambda XLS, PerkinElmer, USA) mỗi tuần một lần. Nitơ nitrit (NO₂-N) và nitơ nitrat (NO3-N) được phân tích bằng máy đo màu HACH DR890 (Hach Company, Hoa Kỳ) hai lần một tuần (Bảng 2). Khi kết thúc thử nghiệm tăng trưởng, tôm được thu hoạch đầy đủ, đếm và cân theo lô để tính toán sinh khối cuối cùng, trọng lượng cuối cùng, phần trăm tăng trọng (%WG), FCR, tỷ lệ sống (SR) và lượng thức ăn tự nguyện (VFI) như minh họa trong Bảng 3.

Bảng 2. Tóm tắt các đặc tính nitơ hòa tan trong nước của 4 nghiệm thức trong suốt thời gian nuôi 75 ngày. Các giá trị được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) với 8 lần lặp lại.

Bảng 3. Hiệu suất tăng trưởng của tôm (trọng lượng trung bình ban đầu là 0,3 g) được cho ăn các chế độ ăn thử nghiệm trong 75 ngày. Các giá trị được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) với 8 lần lặp lại. Các kết quả trong cùng một cột với các chữ cái chỉ số trên khác nhau có sự khác biệt đáng kể (P<0,05) dựa trên phân tích phương sai, sau đó là phép thử so sánh nhiều lần của Tukey.

FCR = Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn

PSE = Sai số chuẩn tổng hợp

ADG = Tăng trưởng trung bình hàng ngày

Phân tích thống kê

Tất cả các thông số tăng trưởng được phân tích bằng phân tích phương sai một chiều (ANOVA) để xác định sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức, sau đó là nhiều thử nghiệm so sánh của Tukey để xác định sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong mỗi thử nghiệm. Tất cả các phân tích thống kê được thực hiện bằng hệ thống SAS (V9.4. Viện SAS, Hoa Kỳ).

Hình 1. Hiệu suất tăng trưởng của tôm ở 4 mật độ thả được đo hàng tuần trong 32 bể xi măng trong thời gian nuôi 75 ngày. Dữ liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) với 8 lần lặp lại

Hiệu suất tăng trưởng so với mật độ nuôi

Trong quá trình thử nghiệm tăng trưởng, nồng độ DO, pH, tổng chất rắn hòa tan, khả năng oxy hóa khử, độ mặn và nhiệt độ, được trình bày trong Bảng 1 nằm trong phạm vi có thể chấp nhận để hỗ trợ tôm tăng trưởng tối ưu (Boyd và Tucker, 1992). Hàm lượng amoniac dao động trong khoảng 0,22 ± 0,09 đối với mật độ thả 300 PL/m²; 0,21 ± 0,12 đối với mật độ thả 400 PL/m²; 0,30 ± 0,27 đối với mật độ thả 500 PL/m²; và 0,29 ± 0,44 đối với mật độ thả 600 PL/m². Trong khi đó, các chỉ số NO₂-N và NO3-N, có xu hướng tăng khi mật độ thả tôm cao hơn.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng tôm thẻ chân trắng L. vannamei giai đoạn chưa trưởng thành lớn nhanh hơn khi được nuôi ở mật độ thấp hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng lý tưởng là 0,17 ± 0,02g/ngày đạt được ở mật độ thả 300 PL/m². Điều này tương tự với nghiên cứu từ Krummenauer và cộng sự (2011), trong đó, mật độ 300 con/m² cho hiệu suất nuôi vượt trội so với 450 con/m2 với ADG là 0,13 ± 0,02g/ngày, sử dụng hệ thống nuôi siêu thâm canh trong bể 70m² lót bằng HDPE và có cột nước cao 1m. Mật độ thả có tác động đáng kể trong việc xác định sức chứa của bể và rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của tôm thẻ chân trắng trong suốt thời gian nuôi. Trong suốt thời gian nuôi, không có hiện tượng dịch bệnh xảy ra.

Điều thú vị là về sinh khối, mật độ 300 PL/m² cho sản lượng thấp nhất so với các nghiệm thức có mật độ thả cao hơn. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta tập trung vào năng suất và lợi nhuận, chúng ta có thể áp dụng nuôi mật độ cao trong suốt thời gian sản xuất và duy trì khả năng chứa, điều kiện chất lượng nước và áp dụng hệ thống quản lý thức ăn phù hợp.

Đo các thông số chất lượng nước (DO, pH, nhiệt độ, độ mặn, tổng chất rắn hòa tan, độ dẫn điện và khả năng oxy hóa khử) 4 lần/ngày bằng cảm biến chất lượng nước thời gian thực.

Theo Aqua Culture Asia Pacific

Nguồn: https://aquaasiapac.com/issue/nov-dec-2020/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page