Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả lợi khuẩn của Bacillus subtilis E20 (109 cfu/ kg) lên hệ số tăng trưởng và hệ số tiêu hóa (ADCs) đối với chất khô (DM), protein thô (CP), axit amin (AA) và chất béo thô (CLs) của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei.
Tôm thẻ L. Vannamei được lấy từ một trại nuôi trong trường Đại học Khoa Học Kĩ Thuật Quốc lập Bình Đông, Đài Loan, và sau đó được thuần hóa 2 tuần trong các bể chứa (1.2×1.9×1.2m) với 2m³ được sục khí (độ mặn 20‰) trước thử nghiệm. Nước ương nuôi được sục khí liên tục và được giữ ở nhiệt độ 27 ± 1°C trong suốt quá trình thuần hóa và được cho ăn với chế độ ăn tiêu chuẩn 3% trọng lượng cơ thể (BW), 2 ngày/ lần cho đến khi bắt đầu thử nghiệm.
Đầu tiên, nhóm tác giả nuôi cấy chế phẩm sinh học Probiotics theo phương pháp của Liu và cộng sự, (2009) trong một bình Erlenmeyer đã khử trùng có chứa môi trường nước dinh dưỡng (NB) ở nhiệt độ 40 ° C trong 24 giờ. Sau khi nuôi cấy, thu vi khuẩn bằng cách quay ly tâm ở 3.000 × g trong 15 phút tại nhiệt độ 4°C. Vi khuẩn thu thập được trộn với sữa tách béo (20%) và sấy khô trong máy sấy đông lạnh. Cuối cùng, bột CPSH được lưu trữ tại 4°C trước khi bổ sung vào chế độ ăn.
Thử nghiệm được thực hiện trên 02 chế độ cho ăn, gồm chế độ cho ăn đối chứng (không bổ sung CPSH) và chế độ cho ăn thử nghiệm có chứa lợi khuẩn 109 cfu/kg thức ăn nhằm đánh giá hiệu quả của lợi khuẩn lên tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng của nó lên việc sử dụng thức ăn. Chế độ ăn được chuẩn bị đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho sự tăng trưởng tối ưu của L. vannamei. Trước khi được làm thành thức ăn, các thành phần chính (bột đậu nành và bột cá) được tiệt trùng trong nồi hấp và sấy khô ở 50°C đến độ ẩm <10% để giảm nhiễm vi khuẩn. Các nguyên liệu được nghiền nhuyễn và lược qua lưới 60. Thành phần bao gồm cả bột lợi khuẩn (109 cfu/g) được trộn với nước cho đến khi thu được một khối bột cứng. Bột được trộn đều và tạo sợi như mỳ Ý. Sau đó, các sợi này được cắt thành viên có kích thước phù hợp và sấy khô ở nhiệt độ phòng đến khi đạt độ ẩm <10%. Thức ăn khô được bảo quản ở 4°C cho đến khi sử dụng. Trong các thử nghiệm khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng, áp dụng các quy trình chuẩn bị và lưu trữ thức ăn như được mô tả ở trên, và bổ sung 1% Cr2O3 trong thức ăn để làm chất chỉ thị.
Trong thử nghiệm tăng trưởng, thực hiện 02 nhóm nghiệm thức lặp lại ba lần. Mỗi nghiệm thức sử dụng 50 con tôm (2.1 ± 0.08 g) vào mỗi bể xi măng 2.5 tấn với nước độ mặn 20‰ có sục khí và lọc. Trong suốt thí nghiệm, tôm được cho ăn nghiệm thức thử nghiệm và đối chứng với tỉ lệ 3% trọng lượng cơ thể BW. Số lượng thức ăn hấp thụ được tính bằng cách trừ đi thức ăn dư thừa lại. Các bể được siphon mỗi ngày để loại bỏ tôm chết và thức ăn thừa. Trọng lượng tôm được cân mỗi 2 tuần/ lần, và tỉ lệ hằng ngày được điều chỉnh thích hợp. Nhiệt độ nước, DO, và pH được ghi nhận hằng ngày. NH3-N và NO2-N của nước được đo mỗi 2 tuần/ lần.
Sau khi thử nghiệm tăng trưởng, tất cả tôm đều được cân riêng, và hai con tôm ở giữa giai đoạn lột xác từ mỗi lần lặp lại được phân tích cấu tạo cơ thể. Sau khi xác định trọng lượng của chúng, tôm được chuyển sang 06 bể 130L (15 con/bể) với 100L nước độ mặn 20 ‰ được sục khí để đánh giá khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Trong quá trình thử nghiệm, phân tôm được thu thập 02 lần/ ngày từ các nhóm nghiệm thức.
Tỉ lệ tiêu hóa ADC của CP và DM trong chế độ ăn thử nghiệm tăng đáng kể so với đối chứng. Mặc dù ADC của CLs không có sự khác biệt đáng kể giữa nhóm đối chứng và nhóm bổ sung CPSH, ADC của CLs ở nhóm có CPSH cao hơn ở nhóm kiểm soát. Ngoài ra, ADC của hầu hết AA trong chế độ ăn thử nghiệm cao hơn đáng kể so với đối chứng. Những kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng tốt hơn tương ứng với tôm được ăn chế độ có B. subtilis E20 (109 cfu/ kg). Điều này nhờ vào sự gia tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, là kết quả từ việc tăng ADC của DM, CP, CLs và AAs do B. subtilis E20 tạo ra.
Nhóm tác giả: Chin-Yen Tsai, Chia-Chun Chi, Chun-Hung Liu
Biên dịch: T.L – Công ty TNHH PTTS Bình Minh
Nguồn: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/are.14022
“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”
Xem thêm:
- Khai Thác Tối Đa Artemia Trong Nuôi Tôm
- Độc Tính Của NH3 Làm Suy Giảm Sức Khỏe Và Tăng Trưởng Của Động Vật
- Phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi tôm