Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Khó để có thể tìm thấy số liệu đáng tin cậy về lượng khí thải carbon ở các loài thủy sản khác nhau, đặc biệt do sự đa dạng của các hệ thống sản xuất. Nhưng tất cả đều cho thấy, việc nuôi trồng thủy sản có lợi thế riêng so với các hình thức sản xuất động vật lấy protein khác.

Lượng khí thải carbon từ động vật thủy sản nuôi biến đổi rất khó lườngLượng khí thải carbon từ động vật thủy sản nuôi biến đổi rất khó lường

Nói một cách dễ hiểu, lượng khí thải carbon của một sản phẩm thực phẩm được biểu thị bằng tổng số kilogram CO2 (hoặc lượng tương đối các loại khí nhà kính khác được chuyển đổi thành đơn vị CO2, có thể so sánh được dựa trên tác động nóng lên toàn cầu) thải ra trên mỗi kilogram thành phẩm cuối cùng ăn được. Tổng giá trị này liên quan đến tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất, chế biến, phân phối và xử lý / phân hủy chất thải (bao gồm cả chất thải thực phẩm). Tất cả các giai đoạn này được thực hiện cùng nhau và được gọi là vòng đời sản phẩm. Ước tính lượng khí thải được tạo ra tại mỗi đầu vào của từng giai đoạn, và sau đó tổng hợp lại.

Tất nhiên, việc tính toán giá trị khí thải carbon đòi hỏi một cách tiếp cận khá chủ quan, đối với một số mặt hàng có thể có những thay đổi nhiều hơn so với những mặt hàng khác. Lượng khí thải carbon được báo cáo nằm trong khoảng từ <0,05 đến 0,5 đối với khoai tây, và <0,25 đến 1,9 đối với ngô. Việc chậm trễ trong tiêu chuẩn hóa Phương pháp tính toán lượng khí thải carbon có thể khiến vấn đề khí thải ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Lượng khí thải mê-tan cao trong gạo chiếm phần lớn lượng khí thải carbon của các loài cá có giá trị thấp hơn ở châu Á, chẳng hạn như cá chép lớn Ấn Độ và các loài cá chép khác, trong khi giá trị cá hồi toàn cầu bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lượng khí thải liên quan đến quá trình sản xuất bột cá và sự thay đổi trong việc sử dụng đất để canh tác đậu tương.

Tuy nhiên, các giá trị điển hình hoặc nhất quán có thể hữu ích hơn trong việc cân nhắc các tác động đến môi trường của các sản phẩm và các cách tiếp cận khác nhau đối với việc sản xuất thực phẩm. Ví dụ, theo cơ sở dữ liệu SU-EATABLE_LIFE về lượng khí thải carbon và nước, dầu hướng dương có lượng khí thải carbon chỉ 0,98 kg trong khi dầu ô liu là 3,27 kg. Tương tự, cơ sở dữ liệu chỉ ra sữa từ bò có giá trị carbon là1,31 kg, trong khi sữa trâu ước tính chứa khoảng 3,57 kg.

Lượng khí thải carbon khác nhau đối với các loài nuôi trồng thủy sản khác nhau

Giá trị lượng khí thải carbon được báo cáo, dao động từ 4kg đến 540kg đối với các sản phẩm hải sản tự nhiên (trên kg protein), so với phạm vi từ 4kg đến 75kg đối với nuôi trồng thủy sản (cũng trên kg protein). Lượng khí thải mê-tan cao trong gạo chiếm phần lớn lượng khí thải carbon của các loài cá có giá trị thấp hơn ở châu Á, chẳng hạn như cá chép lớn Ấn Độ và các loài cá chép khác, trong khi giá trị các hồi toàn cầu bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lượng khí thải liên quan đến quá trình sản xuất bột cá và sự thay đổi trong việc sử dụng đất để canh tác đậu tương.

Một nghiên cứu đã báo cáo rằng sản xuất cá hồi Đại Tây Dương theo công nghệ RAS (hệ thống Nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín) ở Mỹ tạo ra lượng khí thải carbon là 7,01, cao hơn so với việc nuôi lồng ở ngoài khơi tại Na Uy (chỉ chiếm 3,39). Tuy nhiên, khi cả hai sản phẩm được đặt trước mắt người tiêu dùng tại một thành phố Bắc Mỹ thì lượng khí thải carbon lần lượt là 7,41 và 15,22.

Nhiều ước tính về lượng khí thải carbon đối với việc nuôi cá có vây nằm trong khoảng từ 4 đến 6 (mỗi kg trọng lượng cả con tại trại nuôi), trong khi nuôi loài có hai mảnh vỏ có giá trị thấp hơn nhiều, và giá trị tôm nuôi được ước tính cao hơn một chút. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã quyết định thay đổi lượng khí thải sinh thái của cá khai thác tự nhiên bằng cách kết hợp gián tiếp lượng đất cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của chúng trong điều kiện tự nhiên. Sử dụng phương pháp này giúp lượng khí thải “sinh thái” của các loài nuôi trồng thủy sản thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các loài được nuôi trong môi trường hoang dã. Sự thay đổi giữa các ước tính đối với các loài nuôi trồng thủy sản phần lớn phản ánh sự khác biệt trong vô số các yếu tố liên quan đến vòng đời sản phẩm. Những tác nhân này bao gồm: thành phần thức ăn chăn nuôi, nguồn năng lượng (điện năng cần thiết được tạo ra bằng cách nào và loại nhiên liệu nào được sử dụng trong các hoạt động sản xuất), phương thức vận chuyển, hình thức sản phẩm và phân phối. Tất nhiên, điều này cũng cho thấy rằng, có rất nhiều phương pháp có khả năng tương tự để làm giảm lượng khí thải carbon.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 đã chỉ ra rằng, việc sản xuất cá hồi Đại Tây Dương trên đất liền tại trang trại theo công nghệ RAS ở Mỹ đã sinh ra lượng khí thải carbon là 7,01 cao hơn so với việc nuôi lồng ở ngoài khơi tại Na Uy (chỉ chiếm 3,39). Tuy nhiên, khi cả hai sản phẩm được đặt trước mặt người tiêu dùng ở một thành phố Bắc Mỹ, các yếu tố vòng đời khác như vận chuyển (vận tải hàng không) và các yêu cầu về dây chuyền lạnh dẫn đến lượng khí thải carbon lần lượt là 7,41 và 15,22 đối với hai nguồn cá hồi. Một nghiên cứu riêng biệt cho thấy tổng lượng khí thải carbon đối với cá hồi tươi đã rút ruột được sản xuất ở Na Uy và vận chuyển bằng đường hàng không đến Tokyo là khoảng 14.

Các yếu tố tương tự cũng có tác động đối với các mặt hàng chính như cá rô phi, tôm và cá hồi. Chi phí vận chuyển đối với sản phẩm đông lạnh thấp hơn đáng kể so với sản phẩm tươi. Trên thực tế, tác động tương đối của sản phẩm tươi và sản phẩm đông lạnh đối với lượng khí thải carbon cũng đã được tranh luận trong một thời gian. Lưu ý rằng, mức độ lãng phí thực phẩm bình thường hoặc “điển hình” phải được tính đến khi ước tính toàn bộ vòng đời. Sản phẩm đông lạnh phát sinh nhiều khí thải nhà kính hơn do sử dụng nguồn năng lượng cần thiết để đông lạnh lúc ban đầu và sau đó duy trì nhiệt độ dưới 0 (cũng như rò rỉ chất làm lạnh và tiêu tốn nhiều bao bì hơn trong hầu hết các trường hợp). Trong khi đó, sản phẩm tươi thường dẫn đến hư hỏng và lãng phí nhiều hơn. Khi lượng khí thải carbon đóng vai trò quan trọng hơn trong chính sách, kinh tế và sở thích của người tiêu dùng trong những năm tới thì tầm quan trọng của việc sản xuất thủy sản gần các thị trường lớn sẽ ngày càng tăng. Điều này có thể là một dấu hiệu tốt cho những người ủng hộ công nghệ RAS. Tuy nhiên, công nghệ này sẽ cần được phát triển thêm để giảm chi phí hơn nữa.

Cơ sở dữ liệu SU-EATABLE_LIFE cũng cung cấp một số ước tính thú vị về lượng khí thải carbon đối với thủy sản nuôi, đặc biệt là khi so sánh với các mặt hàng khác. Giá trị này được liệt kê ở tôm hay tôm lớn nuôi là 15,07, trong khi tôm hoặc tôm lớn đánh bắt tự nhiên là 7,04 (hãy nhớ rằng các giá trị này chỉ đơn giản là lượng khí thải khí nhà kính và việc đánh bắt là phụ, tỷ lệ chết của rùa và sự nhiễu loạn do sinh vật ở đáy không được bao gồm trong các ước tính này. Ngược lại, ước tính đối với cá hồi đánh bắt tự nhiên và cá hồi nuôi lại rất giống nhau, lần lượt là 4,20 kg và 4,38 kg. Cá hồi nuôi ước tính chỉ tạo ra 1,61 kg trong khi đó số liệu ước tính cho cá hồi đánh bắt tự nhiên là 3,37 kg. Để so sánh, số liệu của thịt bò có xương và không xương được ước tính lần lượt ở mức 17,96 kg và 25,75 kg.

Một nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cá từ các trang trại cá tra nhỏ do gia đình quản lí tạo ra lượng khí thải carbon cao hơn 0,824 kg (khoảng 14%) so với cá được nuôi trong các trang trại công nghiệp (tương ứng, 6,73 so với 5,91).

Một số thực tế đã phản ánh lên rằng khi chúng ta nhìn vào tính bền vững trên phương diện của lượng khí thải carbon thì chúng ta sẽ dễ bị cám dỗ khi cho rằng lượng đầu vào thấp thì sản lượng nông nghiệp thấp sẽ tạo ra lượng khí thải carbon nhỏ hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chứng minh, trong nhiều trường hợp thì việc tăng cường sản xuất cây trồng thường làm giảm lượng khí thải carbon hơn đáng kể. Điều này là kết quả của việc tính toán các giá trị như số kilogram phát thải CO2 trên mỗi kilogram sản phẩm. Đồng thời, năng suất cao hơn nên thường không thể tránh khỏi xu hướng phân tán lượng thải ra nhiều hơn trên nhiều đơn vị sản xuất. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã báo cáo kết quả tương tự đối với việc nuôi cá trong các đồng lúa. Thực sự các đơn vị sản xuất theo quy mô nhỏ tạo ra lượng khí thải carbon cao hơn so với các hoạt động quy mô lớn hơn. Hơn nữa, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hà Lan và Việt Nam đã phát hiện ra rằng, cá trong các trang trại cá tra nhỏ thuộc sở hữu của các hộ gia đình tạo ra lượng khí thải carbon cao hơn, khoảng0,824 kg (tương đương 14%) so với cá được nuôi trong các trang trại công nghiệp (tương ứng 6,73 so với 5,91).

Tầm quan trọng ngày càng tăng của các giá trị khí thải carbon

Trực giác của người tiêu dùng là một khía cạnh rõ ràng về vai trò của việc ước tính lượng khí thải carbon trong nuôi trồng thủy sản. Người tiêu dùng ở một số quốc gia đã quen với việc đọc các nhãn dán lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, hệ thống ghi nhãn sản phẩm thực phẩm hiện nay vẫn chưa được tiêu chuẩn hóa và đôi khi rất khó diễn giải. Các nghiên cứu ở một số quốc gia phát triển cho thấy, người tiêu dùng thường ưu tiên mua các sản phẩm “thân thiện với môi trường”, có xu hướng quan tâm và tin tưởng vào các nhãn dán lượng khí thải carbon. Những người tiêu dùng này thường có mức thu nhập và trình độ học vấn cao hơn, nhưng điều này cũng đã được chứng minh là cách tiếp cận các nhãn dán đơn giản (như biểu tượng like, những thứ màu xanh và các biểu tượng dễ hiểu khác) cũng có thể cải thiện sở thích của người tiêu dùng tại các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc các quốc gia kém phát triển hơn.

Việc chúng ta bắt đầu đánh giá lượng khí thải carbon của các mặt hàng nuôi trồng thủy sản khác nhau được đặt nền móng từ những thực tế liên quan đến môi trường hơn là thị trường. Phần lớn sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu không nằm trong đĩa ăn tối của những người tiêu dùng có trình độ cao và tương đối giàu có. Từ góc độ bền vững, mối quan tâm chung hơn là các tác động tương đối của các hình thức nuôi trồng thủy sản khác nhau này đối với những người phụ thuộc nhiều và môi trường xung quanh nó. Và làm thế nào để đánh giá những tác động đó tiếp tục lại là một vấn đề quan trọng cần phải được xem xét.

Cá được nuôi trong các hộ nuôi nhỏ có lượng khí thải carbon trên kg nhiều hơn được nuôi trong các hộ nuôi nhỏ có lượng khí thải carbon trên kg nhiều hơn

Nhận thức cộng đồng và định vị doanh nghiệp

Tập đoàn thực phẩm Cargill gần đây đã công bố một sáng kiến để giúp những người nuôi trồng thủy hải sản được bền vững hơn và ít tác động đến môi trường hơn. Chương trình mang tên là Bền vững SeaFurther, có mục tiêu là làm giảm phát thải CO2 xuống 30% trên mỗi tấn thực phẩm được sản xuất. Bắt đầu từ việc nuôi cá hồi, Cargill sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các nguyên liệu thân thiện với môi trường hơn, cải thiện hơn nữa việc chuyển đổi thức ăn chăn nuôi thành các sản phẩm ăn được, và nâng cao hiệu quả vận chuyển trong suốt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng. Khi đã triển khai cho các nhà sản xuất cá hồi, Cargill dự kiến sẽ mở rộng chương trình sang việc sản xuất tôm nuôi.

Tập đoàn thức ăn thuỷ sản Skretting cũng đã giới thiệu một dòng thức ăn nuôi trồng thủy sản được thiết kế nhằm làm giảm lượng khí thải carbon của các loài vật nuôi. Những loại thức ăn này, được bán trên thị trường với tên Feed4Future, được phối trộn để giảm 10% lượng khí thải carbon trong các trang trại. Lượng khí thải CO2 bổ sung liên quan đến dây chuyền thức ăn chăn nuôi được bù đắp bởi dự án giảm phát thải từ việc mất rừng và suy thoái rừng của Skretting ở Brazil. Phần lớn hiệu suất môi trường được cải thiện có thể là nhờ vào việc lựa chọn cẩn thận các thành phần của thức ăn chăn nuôi với trọng tâm là tập trung vào tính bền vững.

Trong cuốn Sổ tay ngành nuôi trồng cá hồi năm 2017, công ty thuỷ sản Marine Harvest (kể từ khi được đổi tên thành Mowi) đã báo cáo về những phát hiện về lượng khí thải carbon của chính mình. Công ty đã tính toán lượng khí thải carbon là 2,9 đối với cá hồi nuôi, so với các giá trị lần lượt là thịt gà (2,7), thịt lợn (5,9) và thịt bò (30). Các thành phần quan trọng của tính ưu việt tương đối này bao gồm khả năng lưu giữ protein tốt hơn và sản xuất nhiều thịt ăn được hơn trên một đơn vị thức ăn. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân thì các ước tính khác về lượng khí thải carbon đã đặt giá trị của cá hồi nuôi ở mức thấp nhất là 1,6 kg.

Những điều không chắc chắn trong tương lai

Mối quan hệ giữa việc sử dụng đất và thay đổi mục đích sử dụng đất (LULUC) đã được coi là một thành phần liên quan đến vòng đời của tôm nuôi. Mối quan tâm cụ thể tập trung vào việc chuyển đổi rừng ngập mặn ven biển thành các ao nuôi tôm và dẫn đến quá trình oxy hóa carbon, đồng thời làm hao hụt các dịch vụ hệ sinh thái. Một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng lượng khí thải CO2 từ hoạt động này có thể rất cao. Tuy nhiên, yếu tố này phụ thuộc vào nhiều giả định và mở ra nhiều cách giải thích. Mặt khác, việc đào sâu những khu vực này để xây dựng ao nuôi có xu hướng giảm phát thải khí mê-tan đối với ngành nuôi trồng thủy sản, vì đất ngập nước có xu hướng tạo ra khí mê-tan.

Ngoài ra, khi nói đến việc chuyển đổi rừng ngập mặn, có rất ít ví dụ có thể so sánh được cho hầu hết các loại hàng hóa khác. Một trong số đó có thể bao gồm cả việc cố ý phá rừng để sản xuất đậu nành hoặc dầu cọ (nghĩa là thay đổi mục đích sử dụng đất). Nhưng dường như không có nỗ lực phối hợp nào được thực hiện trong việc ước tính các hàng hóa khác do việc chặt phá rừng gây ra hàng thập kỷ và hàng thế kỷ trước. Tuy nhiên, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì điểm tính dựa trên lượng khí thải carbon, thì việc nuôi trồng thủy sản dường như đang tạo ra các kết quả tốt hơn so với hầu hết các ngành sản xuất protein động vật khác.

Theo Giáo sư C Greg Lutz – The Fish Site

Cập nhật ngày 27 tháng 05 năm 2021

Biên dịch: Huỳnh Thùy – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/assessing-the-carbon-footprint-of-aquaculture

“Tôm giống gia hóa – Chìa Khóa thành công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page