Ths. Huỳnh Duy Phong – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Trong mô hình nuôi tôm quảng canh, ương tôm ao gièo là khâu rất quan trọng và cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Mục đích của ao gièo là nâng cao tỉ lệ sống tôm trước khi thả vào ao nuôi.

Để thành công ta nên xem ao gièo giống như ao nuôi công nghiệp, để có một ao gièo tốt và đạt quả ta cần lưu ý những vấn đề sau:

Xem thêm: Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi tôm mùa mưa

1/ Chuẩn bị ao gièo:

  • Diện tích: chiếm từ 5-10% diện tích ao nuôi.

Ao gièo đất

NHỮNG LƯU Ý KHI ƯƠNG VÈO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG • Tin Cậy 2021
Ao gièo lót bạt

  • Dụng cụ: 1-2 quạt nước (10-20 cánh quạt) hoặc có thể bổ sung thêm oxy đáy.

2/ Cải tạo và xử lý nước ao:

  • Phơi khô đáy ao hoặc tháo cạn nước (đối với những vùng đất phèn) sử dụng vôi đá 30-60 kg/1000 m2.

C:UsersAdministratorDesktopIMG20200307151849.jpg
Cải tạo ao

  • Lấy nước vào ao qua túi lọc (đảm bảo không trứng cá, tép tạp).
  • Độ sâu: 1.2-1.4 m.
  • Sau khi lấy đủ nước 2 ngày, sử dụng hạt sinh học để gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên (trùng chỉ, ốc gạo, copepoda).

Hình 1.3 Gây thức ăn tự nhiên trong ao nuôi quảng canh cải tiến
Gây thức ăn tự nhiên

  • Quạt nước: 8 giờ đến 16 giờ hàng ngày (sau khi sử dụng hạt sinh học).
  • Điều chỉnh các yếu tố môi trường: pH 7.5-8.3, kiềm >120 mg/l.

3/ Chọn giống và thả giống: sau khi sử lý nước 7-10 ngày, màu nước và thức ăn tự nhiên đã hoàn chỉnh ta tiến hành thả giống.

  • Lựa chọn con giống nơi cơ sở uy tín, chất lượng, sạch bệnh.
  • Nên chọn con giống thích nghi cao có khả năng kháng bệnh, tỉ lệ sống cao, thích ứng với điều kiện môi trường khó khăn.
  • Thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Nên thuần tôm với nước ao trước khi thả 1-2 giờ trong những dụng cụ bằng nhựa sạch với điều kiện có sục khí.

Nuôi tôm, nuôi tôm Quảng canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, kỹ thuật nuôi tôm

Thuần tôm trước khi thả

4/ Mật độ ương gièo:

  • Mật độ:

+ Tôm sú: 10-20 con/m2

+ Tôm thẻ: 25-50 con/m2

5/ Chăm sóc:

  • Cho ăn 3-4 lần/ngày.
  • Chạy quạt sau khi mỗi lần cho ăn 2-3 giờ (oxy >5 mg/l).
  • Định kỳ sử dụng men vi sinh 5-7 ngày/lần.

6/ Thời gian ương gièo:

  • Từ 25-35 ngày, tùy vào điều kiện mục đích người nuôi và thời tiết mà thời gian ương gièo dài hay ngắn.

7/ Cải tạo và xử lý nước ao nuôi:

  • Trong thời gian ương gièo ta tiến hành cải tạo ao nuôi giống như ao ương gièo, nhưng có thể không bố trí quạt nước.
  • Độ sâu mặt trảng 0.5-0.7 m

8/ Sang tôm từ ao ương gièo qua ao nuôi:

  • Điều chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi và ao gièo tương đối bằng nhau.
  • Sau khi ương tôm đạt kích cỡ 800-1000 con/kg ta tiến hành sang tôm.
  • Sang tôm vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Sang tôm bằng nhiều cách, nhưng cách tốt nhất là xả cống cho nước ao nuôi chảy vào ao ương kết hợp với sử dụng thức ăn làm mồi nhử.
  • Mật độ:

+ Tôm sú: 1 con/m2

+ Tôm thẻ: 5 con/m2

9/ Trường hợp không có ao ương gièo cố định, không có dụng cụ quạt nước hay sục khí:

  • Dùng lưới mùng hoặc bạt nhựa chặn 5-10 % ao nuôi làm ao gièo.
  • Cải tạo ao gièo giống như ao gièo đất đã nêu trên.
  • Mật độ:

+ Tôm sú: 10 con/m2

+ Tôm thẻ: 25 con/m2

  • Không khuyến cáo với cách thả giống nối vụ đối với những ao nuôi không có ao gièo cố định vì tỉ lệ sống sẽ không cao từ khi thả giống nối vụ 2.

Giải pháp tăng năng suất nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp - Tôm sú
Ao gièo không có quạt nước và sục khí

Ao gièo bằng lưới mùng

10/ Lưu ý: ao ương xử lý càng hoàn chỉnh thì tỉ lệ sống càng cao và cũng là yếu tố rất quan trọng đến sự thành công của vụ nuôi.

 

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *