Từ năm 2015-2020, mô hình nuôi công nghiệp và nuôi công nghệ cao (ao nuôi lót bạt) phát triển rất nhanh do xu hướng phát triển công nghệ mới của thời đại, diện tích chăn nuôi nhỏ, lợi nhuận lớn và mật độ nuôi cao nên sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, giá cả, chất lượng và tình hình xuất khẩu tôm thịt. Bên cạnh đó, các nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thải, dịch bệnh tăng nhanh, các mầm bệnh gây hại kháng thuốc, diện tích chăn nuôi và nguồn nước nuôi bị thu hẹp lại do ô nhiễm.
Để khắc phục tình hình trên và góp phần đưa nghề nuôi tôm trong tương lai về hướng bền vững bằng cách nuôi tôm thân thiện với môi trường theo hướng vi sinh hay chế phẩm sinh học với tất cả các mô hình nuôi.
NHỮNG ƯU ĐIỂM KHI NUÔI TÔM BẰNG VI SINH
– Hạn chế ô nhiễm môi trường, ít gặp rủi ro do dịch bệnh
– Tôm nuôi lớn nhanh, đạt kích cỡ tối đa
– Tôm bán giá cao, tôm thịt không nhiễm kháng sinh, tôm thịt đạt chất lượng xuất khẩu
– Chi phí thấp, lợi nhuận cao
MỘT SỐ KHUYẾN CÁO KHI NUÔI TÔM BẰNG VI SINH
– Chọn nguồn con giống từ cơ sở có uy tín, chất lượng, sạch bệnh (hiện tại Công Ty TNHH Phát Triển Thủy Sản Tôm Giống BÌNH MINH có nguồn tôm giống kháng bệnh)
– Mật độ thả nuôi hợp lý theo từng mô hình
* Tôm sú:
+ Quảng canh: < 1 con/m2
+ Bán thâm canh: < 5 con/m2
+ Thâm canh: < 10 con/m2
* Tôm thẻ:
+ Quảng canh: < 5 con/m2
+ Bán thâm canh: < 20 con/m2
+ Thâm canh: < 100 con/m2
+ Siêu thâm canh: < 150 con/m3
– Mô hình nuôi phải có ao lắng, ao sẵn sàng và ao nuôi
– Nước cấp vào ao nuôi phải qua lắng, lọc (với mắc lưới < 50 micro m)
– Sử dụng men vi sinh lấn át các vi khuẩn gây hại ít nhất 3 lần trước khi thả tôm
– Kiểm tra mật độ khuẩn gây hại < 100-200 đơn vị khuẩn
– Đối với ao đất và ao quảng canh: cần bổ sung chế phẩm sinh học ít nhất 2 lần trong thời gian 10-15 ngày trước khi thả tôm.
Một số vi khuẩn gây hại
“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”
Xem thêm:
- BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM NUÔI
- NUÔI TÔM QUẢN CANH NƯỚC ĐỨNG KẾT HỢP VỚI HẠT SINH HỌC
- Cách Tối Ưu Hóa Khẩu Phần Ăn Cho Tôm Trong Trong Môi Trường Nuôi Độ Mặn Thấp