Theo xu hướng phát triển của nghề nuôi tôm hiện nay, bà con không còn thói quen nuôi tôm theo mùa vụ, có tâm lý vụ nghịch giá cao nên không ngại khó khăn và rủi ro để nuôi tôm, thường xảy ra vào tháng 8-12 âl.

  • Những khó khăn trong nuôi tôm mùa lạnh

– Nguồn giống cung cấp không đảm bảo chất lượng từ cơ sở thiếu uy tín

– Nguồn nước nuôi không đảm bảo chất lượng từ cuối vụ nuôi chính thức

– Thời tiết không thuận lợi, thường xuyên mưa bão vào cuối năm

– Nhiệt độ thấp, nhiệt độ biến động giữa ngày và đêm cao dễ gây stress cho tôm

– Độ mặn thấp kéo dài do mưa lũ đổ về từ thượng nguồn

– Dịch bệnh dễ phát sinh do mầm bệnh cuối vụ nuôi kết hợp với thời biến động (bệnh đốm trắng – đỏ thân, gan tuy cấp)

– Không cách ly mầm bệnh giữa các vụ nuôi và từ vụ nuôi trước

– Không đủ thời gian cải tạo ao cho vụ nuôi chính thức

– Tôm chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi, hệ số thức ăn cao

– Tỷ lệ cho vụ nuôi thành công rất thấp

Bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm

  • Khuyến cáo trong nuôi tôm mùa lạnh

– Chọn nguồn giống cung cấp đảm bảo chất lượng, uy tín và chọn nguồn giống kháng bệnh

– Cần phải có ao lắng, ao xử lý đảm bảo nguồn nước cung cấp tuần hoàn hết vụ nuôi

– Cải tạo ao, xử lý nguồn nước nuôi đảm bảo sạch bệnh

– Đảm bảo cách ly địa lý giữa các ao và các khu nuôi để hạn chế nhiễm bệnh

– Mật độ nuôi thích hợp:

* Tôm sú:

+ Quảng canh:  < 1 con/m2

+ Bán thâm canh: < 5 con/m2

+ Thâm canh: < 10 con/m2

* Tôm thẻ:

+ Quảng canh:  < 5 con/m2

+ Bán thâm canh: < 20 con/m2

+ Thâm canh: < 100 con/m2

+ Siêu thâm canh: < 150 con/m3

– Nuôi theo quy trình sinh học: sử dụng chế phẩm sinh học và men vi sinh trong suốt quá trình nuôi

– Không sử dụng hóa chất diệt khuẩn

– Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường và sức khỏe tôm ít nhất 7 ngày/lần

– Định kỳ bổ sung vôi đá nóng 5kg/1.000 m3 nước 2 ngày/lần, tùy vào thời tiết

– Tăng cường sức khỏe tôm nuôi: tạt khoáng và vitamin tổng hợp định kỳ 2-3 ngày/lần, sử dụng vi sinh hổ trợ và tăng cường chức năng gan 3-5 ngày/lần

– Trộn vào thức ăn: men tiêu hóa, enzyme tiêu hóa, vitamin C, tăng cường chức năng gan trong suốt vụ nuôi

– Khi xảy ra dịch bệnh phải cách ly hoàn toàn, thu hoạch hoặc hủy bỏ đối với ao bị bệnh

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page