Sự ra đời của các công nghệ mới đã góp phần hỗ trợ cho các nhà nuôi trồng thủy sản cải thiện cả năng suất và lợi nhuận, cũng như tăng tính bền vững chung cho ngành.

Ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ bắt đầu đón nhận các công nghệ thông minh như cảm biến và vệ tinh

Ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ bắt đầu đón nhận các công nghệ thông minh như cảm biến và vệ tinh

Đến năm 2050, sản lượng lương thực cần tăng 60% để cung cấp cho 9,3 tỷ dân số trên toàn thế giới. Hiện nay, việc đáp ứng các nhu cầu về dinh dưỡng và an ninh lương thực đang ngày càng trở nên áp lực hơn do sự biến đổi khí hậu và hậu quả của nó đối với các hệ thống sản xuất. Để vượt qua những thách thức này, chúng ta cần phải suy nghĩ lại về cách mà chúng ta tạo ra thức ăn cho con người, cũng như nhìn lại các hệ thống sản xuất lương thực truyền thống vì một tương lai bền vững.

Một giải pháp thay thế mới xuất hiện trên thế giới để giải quyết các vấn đề này là nuôi trồng thủy sản thông minh – phương pháp sản xuất thông minh theo hệ thống IoT – dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, thông qua việc điều khiển từ xa hoặc điều khiển độc lập bằng robot đối với các cơ sở, thiết bị và máy móc trong nuôi trồng thủy sản để thực hiện tất cả các hoạt động sản xuất và quản lý. Đó là sự tích hợp của công nghệ thông tin hiện đại và toàn bộ chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, bao gồm sản xuất, vận hành, quản lý và dịch vụ. Trên thế giới, người dân đang dần chuyển từ lao động tay chân sang cơ giới hóa và các phương thức canh tác tự động. Ấn Độ cũng không ngoại lệ.

Người nuôi tôm, cá đang chuyển dần từ sử dụng lao động sang cơ giới hóa, tự động hóa

Người nuôi tôm, cá đang chuyển dần từ sử dụng lao động sang cơ giới hóa, tự động hóa

Công nghệ: “liều thuốc” giúp đỡ cho nuôi trồng thủy sản

Ấn Độ là nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản lớn thứ 2 trên thế giới và có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào GDP của đất nước. Sở hữu bờ biển dài 7.500 km, ngành nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ có nhiều tiềm năng chưa được khai thác và có khả năng trở thành nhà sản xuất thủy sản bền vững hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, lĩnh vực này có rất nhiều thách thức.

Đối với những người mới bắt đầu, nuôi tôm không phải là một việc dễ dàng, quá trình tăng trưởng của chúng diễn ra dưới nước và ngoài tầm nhìn của chúng ta, điều này làm cho hoạt động nuôi trở nên khó theo dõi. Trên thực tế, có 3 thách thức chính mà người nuôi trồng thủy sản phải đối mặt là chất lượng nước, hiệu quả cho ăn và chất lượng tôm cá. Nếu chất lượng nước của các ao không đạt tiêu chuẩn mong muốn, sản lượng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một giải pháp thông minh để giải quyết những khó khăn này trong hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản là “phương pháp hỗn hợp” – kết hợp giữa sự can thiệp của con người và công nghệ để đảm bảo rằng người nuôi có thể có được kiến thức tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản. Công nghệ thông minh là chìa khóa để quản lý năng suất và dịch bệnh tốt hơn.

Công nghệ mới có thể giúp giải quyết các thách thức liên quan đến sản xuất và giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn

Công nghệ mới có thể giúp giải quyết các thách thức liên quan đến sản xuất và giúp hệ thống hoạt động hiệu quả hơn

Từ internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đến các phương tiện vận hành từ xa (ROV) và hình ảnh vệ tinh từ xa, những công nghệ mới này đang được một số công ty mới phát triển tận dụng để đối phó những thách thức hiện có trong nuôi trồng thủy sản và nâng cao sản lượng tổng thể.

Trí tuệ nhân tạo tác động đến việc đưa ra quyết định

Để phát triển một thị trường thủy sản chưa có chỗ đứng, các tổ chức đang tận dụng công nghệ dựa trên AI và phân tích dữ liệu để dự đoán và cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động ở trang trại. Các công ty khởi nghiệp ở Ấn Độ hoạt động trong lĩnh vực này đang áp dụng biện pháp dựa trên hệ sinh thái bằng cách số hóa dữ liệu được sản xuất và tiêu thụ, để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu phân tích. Phương pháp dựa trên AI này giám sát liên tục các hoạt động của trang trại và phân tích thời gian thực trong quá trình nuôi. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các công việc hàng ngày của người nuôi như tối ưu hóa thức ăn, dự đoán và quản lý dịch bệnh cũng như đưa ra lời khuyên theo từng thời gian.

Các khuyến nghị dựa trên dữ liệu giúp giải thích những hành động nên / không nên thực hiện, cải thiện việc đưa ra quyết định, tăng sản lượng và tăng trưởng bền vững hơn.

Phương tiện bay không người lái và hình ảnh cảm biến địa lý để thu thập dữ liệu

Phương tiện bay không người lái được trang bị cảm biến có thể thu thập dữ liệu – về mức độ mặn, oxy hòa tan, độ pH và nhiệt độ nước, … Ngoài ra, các công nghệ mới nhất thậm chí có thể theo dõi sự trao đổi chất và nhịp tim của vật nuôi. Những kiến thức này giúp người nuôi có những hành động kịp thời để tạo ra một môi trường lý tưởng cho các trang trại thủy sản của họ, mang lại kết quả khả thi hơn.

Hơn nữa, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám hỗ trợ phát triển các phương pháp và kế hoạch quản lý thích hợp để sử dụng bền vững và lâu dài các nguồn tài nguyên và môi trường sống nơi chúng được nuôi dưỡng. Một số công ty mới phát triển ở Ấn Độ đã và đang làm việc dựa trên các hệ thống viễn thám vệ tinh để cho phép bất kỳ nhà đầu tư, người mua hoặc nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi – theo dõi chính xác hơn tình trạng của các trang trại.

Rajamanhoar Somasundaram, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Aquaconnect

Rajamanhoar Somasundaram, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Aquaconnect

Việc áp dụng chuyên biệt các công nghệ và dữ liệu chuyên sâu như vậy giúp cho các tổ chức tài chính bảo lãnh các khoản vay hiệu quả hơn, vì có tính minh bạch cao hơn. Với dữ liệu có sẵn, người chơi có thể cung cấp cho việc tìm nguồn cung ứng, khả năng dự đoán và truy nguồn đầu ra một cách chặt chẽ.

Kết luận

Hơn 90% hoạt động nuôi tôm, cá ở Ấn Độ được thực hiện bởi những người nuôi quy mô nhỏ có thu nhập thấp. Cho đến gần đây, họ sử dụng các phương pháp truyền thống để vận hành trang trại của mình bởi vì họ không thể tham gia vào các ứng dụng và công nghệ mới. Tuy nhiên, mọi thứ hiện đang thay đổi. Những người nuôi mới ở Ấn Độ áp dụng công nghệ mới này đang có những dấu hiệu đầy hứa hẹn và đưa ra các giải pháp không chỉ nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị mà còn mở đường cho một hệ thống sản xuất thực phẩm bền vững.

Từ việc giảm thiểu vai trò của bên trung gian và sử dụng thông tin chi tiết về dữ liệu, ngành nuôi trồng thủy sản đang trên đỉnh cao của cuộc cách mạng. Một số người nuôi sử dụng công nghệ mới đã nhận ra rằng việc áp dụng các công cụ thông minh để phân tích các thông số quan trọng như hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và khả năng cung cấp sinh khối đã cải thiện sản lượng của họ. Với việc những người dân nuôi trồng thủy sản đang chuyển đổi mô hình từ việc viết nhật kí trang trại bằng tay sang sử dụng ứng dụng, ngành nuôi trồng thủy sản ở Ấn Độ đang phát triển một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Tương lai vì một thế giới bền vững trở thành một mục tiêu có thể đạt được.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/smart-aquaculture-technological-intervention-is-vital-for-a-sustainable-future-aquaconnect-rajamanhoar-somasundaram

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *