Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Theo Robins McIntosh, việc lạm dụng chất khử trùng, cùng với việc nông dân sẵn sàng vượt quá sức tải của hệ thống nuôi, là những yếu tố chính dẫn đến sự sụp đổ của ngành tôm châu Á trong thập kỷ qua.

Thu hoạch tôm nuôi

Thu hoạch tôm nuôi

Ngành tôm của châu Á đã phụ thuộc rất nhiều vào chất khử trùng khi mở rộng © Delta Marine

Tuy nhiên, như McIntosh – phó chủ tịch điều hành của Charoen Pokphand Foods (CP) và Giám đốc điều hành của Homegrown Shrimp – giải thích, một hoặc hai nông dân nuôi tôm hiện đang chứng minh rằng việc quay trở lại các kỹ thuật cũ có thể cải thiện lợi nhuận.

McIntosh nhắc nhớ: “Ngay bây giờ, ngành công nghiệp châu Á đang phải đối mặt với chi phí, chống lại sự tấn công mạnh mẽ của tôm Nam Mỹ, vì vậy cần phải đặt câu hỏi về cách chúng ta có thể cạnh tranh trở lại. Lời kêu gọi tập hợp của tôi là ‘Hãy nhớ năm 2010’ – Năm 2010 là năm mà Thái Lan có lợi nhuận cao nhất, sản xuất tốt nhất và nông dân hạnh phúc, ấm no.”

“Kể từ đó, nó đã xuống dốc và thế hệ nông dân mới có lẽ thậm chí không nhớ đến năm 2010.” – ông nói thêm.

Nhiều người cho rằng sự xuất hiện của hội chứng tôm chết sớm (EMS) ở Trung Quốc vào năm 2008 và sự lan rộng của nó sang các nước Đông Nam Á khác trong những năm tiếp theo là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của ngành. Tuy nhiên, McIntosh lập luận rằng EMS thậm chí có thể đã được gây ra bởi sự thay đổi trong phương thức canh tác – đáng chú ý là sự gia tăng của các chất khử trùng hóa học như Clo và Ozone – thay vì tuân thủ kỹ thuật an toàn sinh học đã phục vụ tốt cho họ trong vài thập kỷ.

McIntosh thuyết trình tại Diễn đàn tôm toàn cầu

McIntosh thuyết trình tại Diễn đàn tôm toàn cầu năm nay

McIntosh tin rằng những thách thức về dịch bệnh trong phân khúc tôm có thể là do sự thay đổi trong phương thức canh tác © PSB Photography

Ông chỉ ra: “Chúng ta đã đi rất xa so với các mô hình năm 2010 – phỏng đoán của tôi là nếu chúng ta quay trở lại các mô hình canh tác năm 2010 thì mọi thứ sẽ trở lại vị trí cũ. Bây giờ tôi có thể tìm thấy các trang trại được quản lý theo những mô hình đó và thậm chí còn hoạt động tốt hơn so với trước đây.”

Cho đến năm đó, như McIntosh giải thích, nông dân đã gắn bó với ý tưởng về một “nguyên tắc loại trừ” của an toàn sinh học, phần lớn liên quan đến việc sử dụng trichlorphon, một loại thuốc trừ sâu phân hủy nhanh và hợp pháp, được cho phép sử dụng để loại bỏ các mầm bệnh – như ấu trùng cua và tôm hoang dã xâm nhập vào ao, mang theo virus hội chứng đốm trắng (WSSV), sau đó lây nhiễm sang tôm post (PL).

Ông lưu ý: “Các mầm bệnh mà chúng tôi quan tâm trong năm 2010 là virus, nếu tiêu diệt mầm bệnh bằng thuốc trừ sâu, có thể loại trừ bệnh đốm trắng khỏi ao nuôi”.

Thành công của phương pháp này có nghĩa là, trong năm 2010, tỷ lệ sống của tôm ở Thái Lan là 85-90%, tôm được thu hoạch ở trọng lượng 14-18 g, FCR trung bình là 1,5 và năng suất trung bình là 13 tấn/ha.

Một trong những ao nuôi tôm mà McIntosh quản lý

Một trong những ao nuôi tôm mà McIntosh quản lý

Trước khi lựa chọn chất khử trùng, người nuôi cần dựa vào “nguyên tắc loại trừ” an toàn sinh học để ngăn chặn dịch bệnh

Theo McIntosh, tất cả đã đi sai hướng khi nông dân Thái Lan quyết định đối phó với sự xuất hiện của EMS vào năm 2012 bằng cách chuyển từ việc sử dụng thuốc trừ sâu sang sử dụng chất khử trùng.

Ông phản ánh: “Những người nông dân đã cố gắng duy trì nguyên tắc loại trừ tương tự đối với mầm bệnh. Tuy nhiên, vì mầm bệnh mới là vi khuẩn, không phải virus, nên đất nước – toàn bộ lục địa – đã thay thế thuốc trừ sâu bằng thuốc khử trùng.”

“Tuy nhiên, trong khi thuốc trừ sâu giống như một loại bom thông minh, chỉ tiêu diệt những loài động vật cụ thể trong ao và không tác động đến hệ vi sinh vật, thì Clo là một hợp chất có thể tiêu diệt tất cả mọi thứ. Nhưng việc cố gắng loại trừ vi khuẩn như Vibrios ở động vật giáp xác là rất khác so với các loài sinh vật khác. Việc tiêu diệt khi khuẩn bằng cách sử dụng chất khử trùng sẽ phá vỡ toàn bộ hệ vi sinh vật và khiến nó mất cân bằng” – ông nói thêm.

McIntosh nhấn mạnh rằng việc sử dụng Clo và sự lây lan của các bệnh do vi khuẩn như EMS là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Và ông chỉ ra rằng việc Trung Quốc quyết định ban lệnh cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu và chuyển sang sử dụng Clo trên quy mô lớn có thể là lý do tại sao đây là nơi đầu tiên bị EMS tấn công. Việt Nam cũng đã làm tương tự, và là quốc gia thứ hai bị EMS tấn công.

McIntosh lập luận với những logic đầy thuyết phục.

Ông phản ánh: “Khi EMS xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2008, tôi nhận thấy rằng các ao nhiễm EMS cũng xuất hiện nhiều tảo lam, điều này thật bất thường. Ban đầu, tôi không liên kết chúng lại với nhau, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng đó là vì tảo lam là loài xâm chiếm sớm và phát triển nhanh. Điều này cũng tương tự với vi khuẩn – nếu tiêu diệt một hệ sinh thái phức tạp bằng Clo, những thứ đầu tiên xuất hiện là vi khuẩn gây bệnh như Vibrios. Bạn thay thế tảo có lợi bằng tảo lam, và thay thế vi khuẩn có lợi bằng Vibrios. Đó là mẫu số chung mà tôi bắt đầu nhận ra sau vài năm.”

Trong khi đó, EMS không được ghi nhận ở Thái Lan cho đến tháng 5 năm 2012, ngay sau khi tảo lam xuất hiện, dẫn đến việc sử dụng Clo trong các trang trại.

McIntosh nói: “Khi EMS tấn công tỉnh Rayong, cảnh báo đã vang lên – ‘nó ở đây, nó ở đây!’ – vì vậy mọi người nghĩ rằng họ phải bắt đầu sử dụng Clo và kết quả là EMS đã nhanh chóng tấn công Thái Lan. Giả thuyết của tôi là Clo đã dẫn đến sự xuất hiện của EMS.”

Tảo lam phát triển trong ao nuôi tôm mới được khử trùng

Tảo lam phát triển trong ao nuôi tôm mới được khử trùng

Các loài tảo lam là những loài xâm chiếm sớm và không phải là những loài tảo có lợi

Để kiểm tra lý thuyết, McIntosh đã thuyết phục CP thử nghiệm canh tác không sử dụng Clo tại một trong những khu vực bị EMS tàn phá nặng nề nhất vào thời điểm đó – đảo Hải Nam, Trung Quốc.

McIntosh cho biết: “Chúng tôi đã phơi và làm sạch ao, chúng tôi không sử dụng Clo mà sử dụng hệ thống lọc và bón phân để kích thích sự phát triển tảo lục và tảo cát. Chắc chắn rằng trang trại đã phát triển hệ sinh thái tảo lục (các trang trại khác trong khu vực vẫn sử dụng Clo và vẫn có tảo lam), và tháng 6 năm đó chúng tôi đã thu hoạch thành công 17 ao trong số 18 ao. Tôi tin rằng đó là vụ thu hoạch thành công duy nhất trên bờ biển đó của Hải Nam lúc bấy giờ. Một ao đã bị nhiễm EMS nhưng người quản lý trang trại nói với tôi rằng, đó là ao duy nhất mà chúng tôi không tuân theo quy trình vệ sinh ao. Có thể sự gián đoạn hệ sinh thái này là nguyên nhân gây ra toàn bộ dịch bệnh.”

McIntosh cũng nhớ là đã đến thăm một trang trại ở Việt Nam thất bại sau khi sử dụng Clo ở mức 20ppm, và tiếp tục thất bại, ngay cả sau khi tăng nồng độ Clo lên 70 ppm.

Ông giải thích: “Rõ ràng là Clo không thể tiêu diệt vi khuẩn EMS, chúng phát triển quá nhanh và sống trong màng sinh học. Ngay cả khi đã làm sạch ao, thường vẫn có những màng sinh học chứa Vibrio mà Clo không thể xuyên qua, nhưng nông dân lại tin chắc rằng nếu họ không sử dụng Clo thì bệnh EMS sẽ còn tồi tệ hơn.”

Một thí nghiệm khác do McIntosh thực hiện liên quan đến việc sử dụng Clo trên cơ sở thử nghiệm trên một loạt ao tại một trang trại khác do CP quản lý.

Ông nói: “Tôi sẽ khử trùng một ao và kiểm tra mức độ vi khuẩn của nó. Sau khi khử trùng, mức độ vi khuẩn sẽ rất thấp, nhưng 2 ngày sau, mức độ vi khuẩn trong ao sẽ cao hơn mức độ vi khuẩn trong nước biển được bơm vào. Những gì bạn đã và đang làm là phá hủy sự đa dạng của hệ vi sinh vật và tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển nhanh.”

Sau những kết quả này, không có gì ngạc nhiên khi McIntosh quyết định ngừng sử dụng Clo trong trang trại mà ông điều hành cho CP ở Thái Lan và nói rằng ông chưa bao giờ đối mặt với EMS sau thời điểm đó.

Xử lý ao nuôi tôm bằng Clo

Xử lý ao nuôi tôm bằng Clo

Ao này dù đã được xử lý bằng Clo nhưng EMS vẫn xuất hiện và bùng phát

Ông kết luận: “Nói chung, ngành công nghiệp đã tăng thêm chi phí khi sử dụng Clo và tôi không nghĩ rằng có lợi ích gì từ việc sử dụng này.”

McIntosh đối chiếu những khó khăn đang trải qua ở châu Á với bản chất phát triển mạnh của ngành tôm ở Ecuador.

“Ecuador – vốn là đối thủ cạnh tranh – không sử dụng chất khử trùng, không sử dụng probiotics. Bất cứ thứ gì bạn phải trả cho những thứ này ở Châu Á đều là những chi phí mà đối thủ cạnh tranh không có. Nếu không cải thiện tỷ lệ sống và giảm tỷ lệ thất bại thì đó là một chi phí không cần thiết và trong thời đại này, bất kỳ chi phí nào cũng đáng kể.” – ông kết luận.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/the-fatal-flaws-in-asian-shrimp-aquaculture-ems-robins-mcintosh

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page