Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Sử dụng mã QR, người tiêu dùng sẽ có quyền truy cập vào những thông tin quan trọng của sản phẩm. Ảnh: Sưu tầm

Ngành tôm Bangladesh dự định sử dụng Quick Response (mã Phản hồi nhanh) hay “mã QR” để tăng tốc độ phổ biến thông tin truy xuất an toàn cho người tiêu dùng.

Mã QR là một dạng mã vạch mà thiết bị kỹ thuật số có thể dễ dàng đọc được và lưu giữ thông tin dưới dạng một loạt các pixel được đóng gói trong một hình vuông.

Đối với tôm, mã QR sẽ bao gồm các chi tiết liên quan đến nông dân như loài tôm, sản phẩm, chuỗi cung ứng và chứng nhận thực phẩm an toàn. Sử dụng chức năng quét mã đơn giản trên điện thoại thông minh, người tiêu dùng có thể kiểm tra các chi tiết về tiêu chuẩn chất lượng của loại tôm đó.

Trước năm 2016, một sáng kiến tương tự do USAID hỗ trợ đã được WorldFish thực hiện trong 5 tháng đầu năm với công nghệ do SourceTrace cung cấp. Sáng kiến này do WorldFish khởi xướng với nỗ lực cải thiện an ninh sản xuất tôm và tăng tính minh bạch trong hoạt động bán hàng.

Saroj Kumar Mistry, phó giám đốc dự án tại SCMFP ở Khulna cho biết: “Mục tiêu chính của sáng kiến này là tăng năng suất và quảng bá Bangladesh ra quốc tế như một nguồn thủy sản chất lượng cao và đáng tin cậy. Nếu chúng tôi có thể tinh chỉnh việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, quốc gia này có thể kiếm được 100 tỷ Tk (khoảng 1 tỷ USD) chỉ bằng việc xuất khẩu tôm.”

Saroj Kumar Mistry cho biết: “Chúng tôi nuôi tôm theo mô hình hữu cơ thông qua hình thức nuôi theo cụm. Trong nuôi trồng thủy sản hữu cơ là không sử dụng các hóa chất độc hại. Là một phần của hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử này, mã QR sẽ được đặt trên lớp vỏ ngoài của bao bì sản phẩm tôm để trao đổi dữ liệu sản xuất với cộng đồng toàn cầu. Đây sẽ là một phần thương hiệu của quốc gia.”

“Thông qua hệ thống mã hóa kỹ thuật số, người mua ở Dhaka có thể dễ dàng xác định nguồn gốc tôm và xác định người nuôi”, một quan chức cho biết.

Ông tuyên bố rằng sáng kiến ​​này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất nuôi nhiều tôm hơn mà không cần can thiệp bằng hóa chất.

Mistry nói thêm: “Chúng tôi muốn thông báo với thế giới rằng hải sản của Bangladesh an toàn và có chất lượng cao. Theo sáng kiến truy xuất nguồn gốc điện tử, tôm sẽ được dán nhãn mã QR chứa thông tin về nhà sản xuất và những người tham gia chuỗi giá trị khác. Bất kỳ người mua nào cũng có thể xác định nhà sản xuất sản phẩm bằng cách quét mã vạch của sản phẩm.”

Kể từ tháng 7 năm 2018, Cục Thủy sản đã tiến hành Dự án Phát triển bền vững Thủy sản biển và ven biển (SCMFP), nhằm mục đích tăng sản lượng tôm lên gấp đôi. Bằng cách tạo ra danh tính kỹ thuật số cho các mặt hàng nuôi trồng thủy sản, toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đánh bắt đến tiêu thụ, đều có thể được truy xuất. Điều này sau đó sẽ làm tăng sản lượng tôm và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản khác.

Các mã QR riêng lẻ hiển thị trên sản phẩm có thể ngay lập tức kết nối người tiêu dùng với thông tin sản phẩm theo thời gian thực. Để các công ty thủy sản đáp ứng các yêu cầu cao của ngành thủy sản Bangladesh, mã QR đã được chứng minh là một công cụ quan trọng để cung cấp cho các thương hiệu và khách hàng quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng.

Bằng cách hiểu được nơi, thời điểm và cách mà người tiêu dùng tương tác với các sản phẩm thủy sản của một công ty, các thương hiệu Bangladesh có thể hiểu rõ hơn về yêu cầu của khách hàng và cải thiện hoạt động quảng cáo của mình.

Theo SEAFOOD NETWORK BANGLADESH

Nguồn: https://seafoodnetworkbd.com/qr-codes-innovative-branding-initiative-to-enhance-bangladeshs-shrimp-industry

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page