Tôm được lai tạo để chống lại mầm bệnh và có khả năng tăng trưởng tốt ngay cả trong môi trường khắc nghiệt nên được đánh giá cao hơn so với những con được lai tạo vì tốc độ tăng trưởng như ở nhiều vùng của Indonesia.

Di truyền trở thành một trong 3 chiến lược - cùng với cải thiện môi trường và cơ giới hóa - có thể thúc đẩy năng suất tôm

Di truyền trở thành một trong 3 chiến lược – cùng với cải thiện môi trường và cơ giới hóa – có thể thúc đẩy năng suất tôm

Dựa trên chất lượng môi trường và tình trạng dịch bệnh, các khu vực nuôi tôm ở Indonesia có thể được chia thành 3 cấp độ. Các chuyên gia có các thuật ngữ khác nhau để mô tả từng cấp độ, nhưng – nói một cách đơn giản – chúng có thể được chia thành các vùng màu xanh lá cây, màu đỏ và màu vàng. Các vùng màu xanh là những vùng vẫn còn lý tưởng cho việc nuôi tôm, với ít vấn đề về môi trường và dịch bệnh. Các vùng màu đỏ là những vùng mà điều kiện môi trường khiến việc nuôi trở nên khó khăn hơn do nguy cơ dịch bệnh cao. Trong khi đó, vùng màu vàng là vùng có nguy cơ mắc bệnh trung bình.

Mặc dù có đề xuất đưa ra cách phân loại như vậy, nhưng hiện tại không có thông số tiêu chuẩn nào để phân định tình trạng dịch bệnh của một khu vực và nhiều người nghĩ rằng chính phủ hoặc hiệp hội tôm cần phải lập bản đồ phân chia này. Người nuôi cũng cần phải biết việc phân vùng này để có những biện pháp nuôi thích hợp – ít nhất là họ có thể mua tôm giống có khả năng kháng bệnh phù hợp với khu vực của mình.

Hiện tại, không có thông số tiêu chuẩn nào để phân định tình trạng dịch bệnh ở từng khu vực nuôi tôm

Hiện tại, không có thông số tiêu chuẩn nào để phân định tình trạng dịch bệnh ở từng khu vực nuôi tôm

Gen di truyền về khả năng sống sót và cân bằng

Barry Amru, đại diện của American Penaeid Inc (API) đã có một phát biểu gây ấn tượng tại chuỗi hội thảo trên web BincangUdang (ShrimpTalk) gần đây được tổ chức bởi Diễn đàn Tôm Indonesia (Forum Udang Indonesia / FUI), Diễn đàn Truyền thông trại giống Indonesia (Forum Komunikasi Pembenih Udang Indonesia / FKPUI) và Minapoli. Ông cho biết, tốc độ tăng trưởng của các dòng tôm tốt nhất hiện nay nhanh hơn từ 2-3 lần so với 30 năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ sống thực sự cũng giảm xuống 2-3 lần.

Việc áp dụng phương pháp di truyền để cải thiện tốc độ tăng trưởng là biện pháp tối ưu nếu ao nuôi và môi trường vẫn trong trạng thái lý tưởng và ít xảy ra dịch bệnh trước đó. Tuy nhiên, trên thực tế, dịch bệnh đã trở thành một vấn đề then chốt trong nuôi tôm, do đó, các chương trình nhân giống ngoài việc tập trung vào tốc độ tăng trưởng, cần tập trung vào khả năng kháng bệnh và khả năng sống sót của tôm trong các điều kiện môi trường đầy thách thức.

Di truyền về khả năng sống sót là mối quan tâm mới đối với các nhà sản xuất tôm bố mẹ

Di truyền về khả năng sống sót là mối quan tâm mới đối với các nhà sản xuất tôm bố mẹ sau một thời gian dài tập trung vào việc cải thiện tốc độ tăng trưởng

Amru nghi ngờ rằng các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) đã tồn tại tự nhiên trong các ao nuôi tôm từ rất lâu. Tuy nhiên, ông tin rằng loài vi khuẩn này chỉ bắt đầu gây rủi ro cho tôm sau khi tôm đã được chọn lọc di truyền chủ yếu về tốc độ tăng trưởng.

American Penaeid, công ty có kinh nghiệm trong việc sản xuất tôm bố mẹ và tôm thương phẩm, lần đầu tiên thâm nhập thị trường Indonesia vào tháng 7 năm 2020. Kể từ đó, họ đã phát triển một dòng tôm bố mẹ được cho là có tỷ lệ sống cao hơn, gọi là dòng Komodo. Amru tuyên bố rằng tôm bố mẹ do API sản xuất có tỷ lệ sống cao hơn 20% và tốc độ tăng trưởng là 80% so với mức trung bình. Dòng tôm này có tỷ lệ sống tương tự như tôm hoang dã và đặc điểm sống về đêm có thể ảnh hưởng đến việc quản lý thời gian cho ăn.

Ngoài API, Kona Bay Indonesia, Benchmark Genetics và SyAqua cũng đang phát triển các dòng tôm bố mẹ với các đặc điểm vượt trội về khả năng sống sót. Chúng bao gồm dòng tôm khỏe từ Kona Bay, dòng tôm bảo vệ BMK từ Benchmark và tôm bố mẹ kháng AHPND / EMS từ SyAqua. SyAqua cũng đã tạo ra tôm bố mẹ dòng “Cân bằng – Balanced” để thích ứng với các điều kiện môi trường và dịch bệnh trước đó.

Người nuôi tôm cần cân nhắc trước khi khám phá các cải tiến về gen

Người nuôi tôm cần cân nhắc trước khi khám phá các cải tiến về gen

Giám đốc sản xuất của trung tâm nhân giống tôm bố mẹ của Kona Bay Indonesia – ông Teddy Pietter, cho biết, giống như các loài động vật khác, tôm cũng có những hạn chế trong việc đáp ứng tất cả các ưu điểm di truyền. Vì vậy, lựa chọn bây giờ là giảm tất cả các phương pháp di truyền hoặc chọn một phương pháp di truyền hiệu quả nhất. Điều này đồng nghĩa với việc hạ thấp các lợi thế khác xuống dưới mức tối ưu.

Một trong những chìa khóa của sự bền vững

Các dòng gen đã được chọn lọc về khả năng sống sót đã trở thành nhu cầu thiết yếu của người nuôi để đối phó với dịch bệnh và duy trì sản xuất ở mức ổn định. Ngoài việc duy trì năng suất trang trại, cũng cần tăng sản lượng quốc gia và giữ cho ngành nuôi tôm nói chung được bền vững.

Một nghiên cứu về lịch sử nuôi tôm trong những thập kỷ gần đây cho thấy có nhiều mô hình mở rộng những vùng đất mới để nuôi tôm, trong khi có nhiều ao đã được xây dựng nhưng lại bị bỏ hoang do dịch bệnh liên tục. Đây là một trong những yếu tố khiến mức sản lượng quốc gia giảm, mặc dù đã xây dựng nhiều ao nuôi mới. Tuy nhiên, người ta cho rằng tôm với những đặc điểm vượt trội về khả năng sống sót có thể giúp việc nuôi tôm ở nhiều ao bị bỏ hoang này có tiềm năng trở lại.

Hasanuddin Atjo (thứ 2 từ trái sang) cùng với nhóm Penaeid American, Barry Amru (bên phải) tại ao của Atjo ở Central Sulawesi

Hasanuddin Atjo (thứ 2 từ trái sang) cùng với nhóm Penaeid American, Barry Amru (bên phải) tại ao của Atjo ở Central Sulawesi

Một người nuôi tôm kỳ cựu ở Indonesia – ông Hasanuddin Atjo đã thừa nhận tầm quan trọng của di truyền học ở tôm. Theo ông, di truyền là một trong 3 chiến lược – cùng với cải thiện môi trường và cơ giới hóa – đã được Ấn Độ và Ecuador thực hiện để tăng năng suất tôm và chiến lược này cũng có thể được thực hiện ở Indonesia.

Ông nói: “Di truyền là chìa khóa chính để thành công trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là loại tôm thẻ chân trắng từ Châu Mỹ Latin, hiện chiếm gần 80% sản lượng tôm trên toàn thế giới, thay thế cho tôm sú và các loại tôm khác.”

Ông cho biết thêm rằng các trung tâm nhân giống (BMC) ở Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam đóng vai trò trong việc nuôi tôm bố mẹ trong tương lai được nhập khẩu từ các trung tâm nhân giống hạt nhân (NBCs) ở Hawaii và Florida, thông qua quan hệ đối tác kinh doanh. Tôm bố mẹ được nuôi trong BMCs có 2 ưu điểm, bao gồm tình trạng không có mầm bệnh cụ thể (SPF) và tình trạng kháng mầm bệnh cụ thể (SPR), có nghĩa là chúng sẽ có khả năng chống lại một số bệnh hoặc các thách thức về điều kiện môi trường, chẳng hạn như bệnh phân trắng (WFD) hoặc môi trường có độ mặn thấp.

Người nuôi tôm cần cân nhắc trước khi khám phá các cải tiến về gen

Cải thiện di truyền học của tôm có thể làm cho việc nuôi tôm trong các ao bị bỏ hoang trở nên khả thi

Phương pháp này có nghĩa là người nuôi có thể chọn những con giống đã được lai tạo để thích nghi với các điều kiện ở trang trại của họ. Nếu điều này được thực hiện ở Indonesia, các nhà chăn nuôi nên có một thị trường mạnh mẽ, vì quốc gia này đã cố gắng tăng sản lượng lên 250% và hiện có thị trường với 40 tỷ con post (PL) mỗi năm.

Dinh dưỡng và môi trường tốt có thể thúc đẩy hiệu suất di truyền

Cải thiện di truyền là một chuyện, nhưng năng suất của tôm ở trại giống và ao nuôi lại là một chuyện khác. Ở các trang trại, hiệu suất tốt nhất cần được củng cố bởi dinh dưỡng tốt và an toàn sinh học, cũng như sử dụng các nguồn gen thích hợp. Theo Purnomo Hadi, giám đốc sản xuất của SyAqua Indonesia, các chương trình dinh dưỡng và an toàn sinh học môi trường là rất quan trọng, vì đây là những yếu tố bên ngoài đầu tiên mà tôm tiếp cận. Ông nói rằng những người nông dân, đối tác của ông ở Việt Nam và Trung Quốc, những người đã thực hiện tốt các chương trình cho ăn và an toàn sinh học trong các trại giống đang thu được kết quả trên mức trung bình.

Ngoài việc cung cấp sự an toàn cho tôm, an toàn sinh học góp phần giúp cho điều kiện môi trường ít căng thẳng hơn, có nghĩa là tôm ăn tự do hơn – với tỷ lệ lên đến 40 – 50% sinh khối tôm – điều này có tác động đến tốc độ tăng trưởng nhanh và năng suất sinh khối.

Ở Indonesia, chương trình cho ăn trung bình chỉ chiếm khoảng 20-40% sinh khối, điều này có thể là do an toàn sinh học chưa được tối đa hóa, vì nhiều trang trại vẫn cho tôm ăn giun biển tươi (Polychaeta), loài này có khả năng mang mầm bệnh.

Để đảm bảo hiệu suất tối ưu của tôm, Tổng thư ký FKPUI, Waiso nói rằng sẽ tốt hơn nếu tất cả các nhà sản xuất tôm bố mẹ có thể cung cấp các phương pháp tốt nhất cho từng dòng tôm của họ, cho cả trại giống và ao nuôi thương phẩm. Ông lập luận rằng mỗi dòng tôm nên có cách chăm sóc khác nhau, để đảm bảo rằng các trại giống và người nuôi có thể sản xuất một cách tối ưu.

Việc góp ý và tìm hiểu các thông tin khác nhau từ tất cả các bên liên quan sẽ giúp cải thiện nghề nuôi tôm

Việc góp ý và tìm hiểu các thông tin khác nhau từ tất cả các bên liên quan sẽ giúp cải thiện nghề nuôi tôm

Cuối cùng, mặc dù cải thiện di truyền là công việc của các công ty tôm bố mẹ, nhưng nguồn gốc của việc cải thiện nó thực sự là những chia sẽ và đóng góp ý kiến từ các trại giống và người nuôi. Việc góp ý và tìm hiểu các thông tin khác nhau từ tất cả các bên liên quan là rất quan trọng để cải thiện sự phát triển cho toàn ngành.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/can-genetically-improved-shrimp-deal-with-disease-challenges-in-indonesia-minapoli

Biên dịch: Huyền Thoại- Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page