Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Hiện tượng mềm vỏ ở tôm thường xuất hiện sau khi các trận mưa lớn kéo dài, mặc dù đây là hiện tượng phổ biến sau mưa nhưng nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, sức đề kháng của tôm sẽ bị ảnh hưởng, tôm khó cứng vỏ, giảm sức ăn và dễ bị mầm bệnh tấn công. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả để giúp tôm mau cứng vỏ sau mưa. 

Ảnh: Tôm bị bệnh mềm vỏ

Nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ 

Thiếu khoáng chất 

Mưa lớn kéo dài có thể làm loãng nước ao, độ mặn và độ cứng của ao nuôi bị giảm do sự giảm nồng độ ion trong nước. Khi độ kiềm xuống dưới 120mg/l, quá trình lột xác của tôm bị ảnh hưởng, làm tôm bị mềm vỏ và gia tăng tình trạng ăn thịt lẫn nhau. 

Thông số môi trường thay đổi đột ngột 

Nước mưa thường làm nhiệt độ môi trường giảm xuống 5-6 độ C nhưng nó có thể thấp hơn nữa nếu mưa kết hợp với tình trạng áp thấp, kèm theo sự hòa tan của CO2, nước mưa có tính axit yếu, hai yếu tố này có xu hướng làm giảm nhiệt độ và độ pH của các ao nuôi tôm. 

Ô nhiễm môi trường nước 

Nước mưa còn gây ra tình trạng rửa trôi đất bờ ao, làm gia tăng các chất rắn lơ lửng dẫn đến độ đục của ao tăng cao, gây tác động tiêu cực đến quần thể tảo trong ao. 

Biện pháp khắc phục tôm bị mềm vỏ

Quản lý môi trường nuôi

Kiểm tra định kỳ độ kiềm, pH, khoáng chất và test khuẩn sau mưa để điều chỉnh và duy trì ở mức cân bằng, cần giữ pH trong khoảng từ 7.5-8.5 để giúp tôm tránh được tình trạng sốc do thay đổi pH đột ngột. 

Bổ sung khoáng chất 

Sử dụng các sản phẩm khoáng chất chuyên dụng như BBA Mineral, BBA Mineral Gold hoặc vôi dolomite để cung cấp khoáng cho tôm, giúp tôm có đủ khoáng chất cần thiết cho quá trình lột xác và hình thành vỏ mới. Lưu ý, cần đánh vôi ven bờ ao trước khi trời mưa để hạn chế giảm pH và bổ sung vôi cho tôm lột vỏ.

Dùng vi sinh để lấn át mầm bệnh 

Tăng cường cung cấp vi sinh giống mật số cao để giữ ổn định màu nước, xử lý các loại khí độc tích tụ ở đáy ao, giúp tăng cường sức đề kháng của tôm, ức chế và lấn át mầm bệnh trong ao. 

Ngoài những nội dung nêu trên, để cập nhật thêm thông tin về các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm mùa mưa, bà con có thể tham khảo thêm một số chủ đề sau: 

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bà con khắc phục được bệnh mềm vỏ trên tôm, nuôi về size to, trúng mùa trúng giá. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở:

📍 Miền Trung: Thôn Hòa Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận.

📍 Miền Tây: T11 – 4 Tầng 11, Tây Nguyên Plaza, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 86 68 69 – 1900 866 636

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: 

📍 binhminhcapital.com

📍 binhminhbba.com

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page