Là nước sản xuất tôm sú hàng đầu nhưng sản lượng của Bangladesh chỉ đạt 341 kg/ha. Nguồn: thefinancialexpress.com.bd
Trong một cuộc hội thảo tại Shrimp Tower ở Khulna, chủ đề thảo luận của các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm là làm sao để giúp Bangladesh nuôi tôm thẻ Penaeus vannamei thương phẩm (còn được gọi là vua tôm) chiếm lĩnh thị trường toàn cầu.
Tại Bangladesh, việc nuôi tôm thẻ chân trắng vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và tại hội thảo, nhu cầu nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm được cho phép thay vì thực hiện các dự án thí điểm. Họ cho biết thêm rằng loài tôm này hiện chiếm 80% thị phần toàn cầu, nhưng lại không có sự góp mặt của Bangladesh trong đó. Bangladesh hiện đang tụt hậu do việc nuôi loài tôm này cho mục đích thương mại vẫn chưa được đề cập.
Các diễn giả tại hội thảo cho rằng không có giải pháp thay thế tôm thẻ chân trắng do sản lượng tôm sú và tôm càng xanh của cả nước ngày càng giảm. Để cứu ngành nuôi tôm đang dần suy tàn, cần có sự can thiệp của chính phủ cùng với việc cho phép nuôi tôm thẻ cho mục đích thương mại, bởi vì các nhà sản xuất và xuất khẩu tôm không thể vay được vốn.
Trong 20 năm qua, Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh ở Bangladesh đã kêu gọi chính phủ cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng để duy trì sự tồn tại của ngành nuôi tôm.
Do đó, chính phủ đã cho phép thử nghiệm thí điểm nuôi loại tôm này vào tháng 9 năm 2019. Dự án đang được thử nghiệm tại Trung tâm Nước mặn Paikgachha ở Khulna thuộc Sở Thủy sản và Viện Nghiên cứu Thủy sản. Sản lượng trung bình hơn 9 tấn/ha.
Số liệu thống kê cho thấy sản lượng trung bình của tôm sú Penaeus monodon ở Bangladesh là 341 kg/ha. Trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng trung bình ở nước láng giềng (Ấn Độ) là 7.102 kg/ha. Điều này có nghĩa là sản lượng tôm thẻ cao hơn 6.761 kg/ha so với tôm sú.
Ông S. Humayun Kabir – Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu thực phẩm đông lạnh ở Bangladesh cho biết, do thiếu sản lượng tôm nên chỉ có 28 trong số 105 công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản đông lạnh của nước này còn hoạt động, số còn lại đã đóng cửa. Sản lượng của các công ty chỉ đáp ứng được 10-15% năng suất, điều này làm cho chi phí chế biến tăng lên.
Ông nói, ngành công nghiệp này đã đi đến bờ vực của sự sụp đổ. Để vực dậy, không còn cách nào khác ngoài tăng sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng. Đã có 14 quốc gia ở châu Á xuất khẩu tôm thẻ chân trắng. Do đó, ông yêu cầu chính phủ cho phép Bangladesh sản xuất tôm thẻ chân trắng thương phẩm để giải cứu ngành công nghiệp này.
Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH Phát Triển Thủy Sản Bình Minh
“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”
Xem thêm:
- Thử Nghiệm Ương Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nước Biển Và Nước Có Độ Mặn Thấp Sử Dụng Hệ Thống Synbiotic
- Chất Dẫn Dụ, Âm Thanh Và Chế Độ Ăn Tối Ưu Hóa Đậu Nành Cho Tôm Thẻ Chân Trắng
- Yếu Tố Ảnh Hưởng Lớn Nhất Đến Sự Đa Dạng Của Hệ Vi Sinh Vật Đường Ruột Ở Tôm Sú Là Thời Gian Chứ Không Phải Là Nguồn Protein