Hiện nay, với sự phát triển trong lĩnh thủy sản đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao, mật độ cao, sản lượng lớn, nên môi trường nước trong ao nuôi càng bị ô nhiễm do chất thải, từ đó sinh ra nhiều dịch bệnh và khí độc, trong đó có 2 loại khí độc được quan tâm nhất là NO2, NH3 gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công vụ nuôi của bà con.
1/ Nguồn gốc của khí độc NO2, NH3 trong ao nuôi tôm
+ Khí độc NO2 trong ao nuôi tôm bắt nguồn từ NH4+/NH3 qua giai đoạn 1 của quá trình Nitrat hóa chuyển sang NO2 hoặc có từ nguồn nước cấp.
Quá trình phát sinh khí độc trong ao nuôi tôm, cá
+ Nguyên nhân do lượng thức ăn dư thừa bị lắng và đọng lại dưới đáy ao nuôi được các vi sinh vật phân hủy tạo thành các khí NO2, NH3 gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi, đây là những khí độc hại nhất cho tôm.
2/ Những tác hại của NO2, NH3 trong ao nuôi tôm
+ Khí độc thường nằm ở tầng đáy ao khiến tôm không thể tiếp cận được với thức ăn dẫn đến tình trạng trống đường ruột, làm giảm sự sinh trưởng của tôm nuôi.
+ Hàm lượng NO2 trong ao nuôi tôm thấp sẽ gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng nếu NO2 tăng cao làm tôm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị suy yếu sẽ mắc các bệnh như: bệnh phân trắng, bệnh gan tụy trên tôm, đốm trắng, hoại tử cơ… hoặc chết khi sốc môi trường.
+ Khi hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm nổi đầu và có thể chết rải rác hoặc hàng loạt vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
+ Khí độc NO2/NH3 gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu với các dấu hiệu như: lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và hoại tử cơ.
3/ Phương pháp xử lý NO2, NH3 trong ao nuôi tôm
+ Thay nước từ 50-70% lượng nước ao nếu có nguồn nước sẵn sàng.
+ Sử dụng men vi sinh, sản phẩm có chứa dòng vi khuẩn lactobacillus nhằm ức chế sự phát triển vi khuẩn Vibrio đồng thời giảm hàm lượng NO2 trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
+ Sử dụng chế phẩm sinh học giúp xử lý đáy ao, ổn định nồng độ khí độc, phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải, một cách hiệu quả tránh hình thành khí NH3 trong ao nuôi tôm.
+ Kết hợp siphon đáy ao nuôi theo lịch trình để mang lại hiệu quả tốt hơn, hạn chế được sự phát sinh khí độc từ đó giảm sự phân hủy của chất thải, bùn, thức ăn dư thừa, tạo môi trường thuận lợi cho tôm tiếp cận đáy ao hạn chế thức ăn thừa.
+ Tăng cường quạt nước và hệ thống oxy, đặc biệt lúc trời nắng nóng và gió mạnh nhằm khuếch tán khí độc ra không khí.
+ Bón vôi định kỳ 3 ngày/lần tăng cường hệ đệm, ổn định độ kiềm, và bón vôi ao nuôi khi có trời mưa nhiều.
+ Duy trì sự phát triển của các loại tảo trong ao nuôi ở mức độ hợp lý, tránh xảy ra hiện tượng tảo nở hoa hoặc ao có mật độ tảo thấp. Ổn định pH= 7.5-8.3
+ Quản lý thức ăn chặt chẽ, tránh cho ăn thừa gây ô nhiễm.