Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Trồng lúa kết hợp với nuôi động vật thủy sinh giúp năng suất lúa cao hơn, giảm phát thải khí nhà kính và tăng doanh thu

Các nhà nghiên cứu cho rằng nuôi cá hoặc các vật nuôi thủy sinh khác trên ruộng lúa có tiềm năng đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực toàn cầu.

Ảnh: Một trang trại nuôi cá kết hợp trồng lúa ở tỉnh Zhejiang, Trung Quốc. Ảnh của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO)/Luohui Liang, theo flickr.

Theo một nghiên cứu mới, kỹ thuật canh tác lúa truyền thống của Đông Nam Á kết hợp với nuôi cá hoặc các vật nuôi thủy sinh khác có khả năng đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực toàn cầu, cải thiện sức khỏe của cả người dân và môi trường, đồng thời mang lại cho các nhà sản xuất thêm 150 tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới.

Gạo là lương thực chính nuôi sống khoảng một nửa dân số thế giới và hầu như tất cả gạo được trồng dưới dạng độc canh (trồng một loại cây duy nhất trên cánh đồng vào mỗi vụ). Các hệ thống trồng lúa và nuôi động vật thủy sinh (như cá, tôm và vịt) đã tồn tại hơn 1.000 năm. Nhưng hiện nay việc canh tác này rất hiếm, chỉ có 1% sản lượng gạo toàn cầu đến từ các trang trại canh tác kết hợp.

Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng việc kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản làm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng phân bón thương mại nhờ vào phân bón giàu chất dinh dưỡng từ động vật, và giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu vì các loài thủy sản ăn nhiều côn trùng và cỏ dại.

Baojing Gu, nhà sinh thái học tại Đại học Zhejiang và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các hệ thống canh tác kết hợp lúa-loài thủy sản cung cấp một chiến lược sáng tạo để giải quyết nhiều thách thức mà xã hội đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm khủng hoảng lương thực, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiếu hụt tài nguyên”.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá hiệu suất của các hệ thống đồng canh tác lúa-động vật trên khắp thế giới bằng cách xem xét tổng hợp các kết quả của 155 nghiên cứu khác nhau. Kết quả cho thấy rằng các hệ thống kết hợp lúa-động vật tăng năng suất lúa hàng năm lên 4%, giảm 16% lượng nitơ trong ao và giảm rửa trôi đất đến 13% so với độc canh lúa.

Jinglan Cui, nhà sinh thái học tại Đại học Zhejiang và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Các (hệ thống) nuôi trồng kết hợp tạo ra nhiều loại thực phẩm và nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực”.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các hệ thống kết hợp lúa-động vật giảm 11% lượng khí thải mêtan so với hệ thống độc canh lúa. Các hệ thống nuôi trồng kết hợp lúa-vịt và lúa-tôm ước tính sẽ giảm phát thải khí mêtan khoảng 40%, trong khi các hệ thống nuôi kết hợp lúa-cá ước tính sẽ tăng lượng khí thải mêtan lên 29%.

Theo các tác giả, sự khác biệt về lượng khí thải mêtan giữa các hệ thống nuôi kết hợp có thể là do nồng độ ôxy có trong mỗi hệ thống, với lượng khí thải mêtan tăng lên khi mức ôxy thấp. Cá bơi quanh ruộng tiêu thụ oxy trong hệ thống, dẫn đến lượng khí thải mêtan cao hơn. Vịt và tôm đưa oxy vào hệ thống bằng cách đào và xới đất trên ruộng lúa, giảm lượng khí thải mêtan.

Mỗi hệ thống là đều mang lại lợi ích độc đáo về kinh tế và sinh thái, và theo các nhà nghiên cứu, động vật nên được chọn với một hệ thống kết hợp cụ thể dựa trên khả năng sống sót, tăng trưởng và sinh sản của chúng trong môi trường nhất định.

Theo nghiên cứu, hiện có 87% các trang trại độc canh lúa, tổng diện tích là 143 triệu ha (khoảng 353 triệu mẫu Anh) trên toàn thế giới, được ước tính là phù hợp cho việc nuôi trồng kết hợp dựa trên khí hậu của chúng. Và nếu tất cả diện tích đất phù hợp này được sử dụng cho việc canh tác kết hợp lúa-động vật, những trang trại đó sẽ sản xuất hơn 140 triệu tấn protein động vật mỗi năm, vượt qua sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu hiện nay chỉ trên 100 triệu tấn mỗi năm.

Việc áp dụng hệ thống canh tác kết hợp lúa-động vật phát triển chậm trên toàn cầu vì nó đòi hỏi các công nghệ, nguồn lực (như vốn, lao động, cơ sở hạ tầng và mạng lưới thị trường) và các chính sách quốc gia cụ thể cho việc kết hợp này nhằm thúc đẩy độc canh lúa.

Jinglan Cui cho biết: “Các mô hình chính sách nông nghiệp phổ biến ủng hộ hệ thống độc canh lúa có thể là rào cản đối với việc áp dụng hệ thống canh tác kết hợp lúa-động vật ở nhiều quốc gia.”

Theo Responsible Seafood Advocate

Nguồn: https://www.globalseafood.org/advocate/study-aquaculture-in-rice-paddies-can-help-meet-global-food-security-demands/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page