I.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH:
1.BẢO QUẢN THỨC ĂN:Bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm mốc sinh ra độc tố => tôm ăn phải bị bệnh đường ruột.
2.TẢO ĐỘC: Tảo độc tiết enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, không hấp thụ được thức ăn => tôm bệnh.
3.KÍ SINH TRÙNG: Kí sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột, cạnh tranh dinh dưỡng và làm tổn thương ruột, tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây hại khác tấn công.
4.VIBRIO: Vi khuẩn gây bệnh phân trắng thường gặp thuộc các khuẩn vibrio.
5.YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG:Yếu tố môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là gan tôm, làm giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa dẫn đến suy yếu đường ruột, tôm thải phân sống.

II.THỜI GIAN XUẤT HIỆN BỆNH
Bệnh thường xuất hiện giai đoạn tôm nuôi từ 30 ngày trở lên, đỉnh điểm giai đoạn 40-45 ngày.

III.TRIỆU CHỨNG
1.Tôm ăn yếu hoặc bỏ ăn nếu bệnh nặng.
2.Phân tôm màu trắng, nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió bờ ao.
3.Khi quan sát đường ruột, bà con sẽ thấy đường ruột trống không có thức ăn hoặc thức ăn đứt quãng, đường ruột tôm bị sưng đỏ hay có màu đục trắng sữa.
4.Kiểm tra bằng phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng, ta sẽ thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
5.Thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm

IV.PHÒNG BỆNH
1.ĐỐI VỚI THỨC ĂN: Chọn thức ăn chuyên dùng cho tôm, thức ăn có chất lượng, đầy đủ dưỡng chất. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi, với lượng thức ăn phù hợp và không bị dư thừa. Thức ăn phải được bảo quản tốt, không nhiễm nấm mốc, độc tố.
2.ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NUÔI: Cần thả giống với mật độ hợp lý, phù hợp với điều kiện đầu tư và kỹ thuật nuôi. Đặc biệt trước khi thả tôm phải cải tạo chuẩn bị ao thật kỹ, đúng quy trình, ao nuôi tôm công nghiệp phải có đầy đủ trang thiết bị như máy quạt nước, máy sục khí ôxy đáy….
Có chế độ thay nước định kỳ nhằm ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc, đề phòng tôm ăn phải tảo độc gây bệnh. Đồng thời, cần diệt khuẩn môi trường nước ao nuôi khi có dấu hiệu mòn đuôi, cụt râu, sưng mang hoặc kết quả xét nghiệm nước mật độ vi khuẩn gây hại trong nước > 1.000 CFU.
3.QUẢN LÝ SỨC KHỎE TÔM: Cần định kỳ tạt thuốc bổ và tăng cường chức năng gan bằng những loại thuốc hấp thu qua mang có thành phần: betaglucan, sorbitol, lysine, methionine sau 3 ngày thả, định kỳ 7 ngày/lần. Định kỳ sử dụng men vi sinh (chế phẩm sinh học) 7 ngày/ lần, để xử lý chất thải, làm sạch đáy ao. Đối với tôm nuôi lớn hơn 10 ngày (có thể tính từ khi bắt đầu sử dụng thức ăn viên 1 li), bà con có thể phòng ngừa nhiễm khuẩn gan tụy và ruột tôm bằng cách trộn vào thức ăn với quy trình sau:
Sáng: men tiêu hóa, enzym tiêu hóa.
Trưa: khoáng, vitamin tổng hợp.
Chiều: chất đề kháng (betaglucan, sorbitol, Glucomannoprotein, 1-(n-Butylamino)-1 methylethyl phosphorus acid, Methyl Hydroxybenzoate).

V.ĐIỀU TRỊ
1.THỨC ĂN: Giảm từ 50-70% lượng thức ăn tùy theo tình hình mức độ nhiễm bệnh tại thời điểm đó.
2.DO TẢO ĐỘC: Thay nước ít nhất 50% sau đó, tạt khoáng và vitamin để chống sốc cho tôm. Kế tiếp, dùng thuốc để diệt tảo độc. Sau khi dùng thuốc diệt tảo độc khoảng 2 ngày thì dùng men vi sinh để phân hủy xác tảo. Đồng thời, trộn men tiêu hóa cho tôm ăn liên tục ít nhất 7 ngày để nhanh chóng phục hồi hệ vi khuẩn có lợi đường ruột tôm và tiến hành gây tảo có lợi trở lại cho ao tôm.
3.DO VI KHUẨN VÀ KÍ SINH TRÙNG: Dùng thảo dược chiết xuất từ thiên nhiên để tẩy ký sinh trùng trong gan và ruột theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Đồng thời, kết hợp dùng men vi sinh(Chế phẩm sinh học) có mật độ vi khuẩn có lợi cao để lấn át vi khuẩn có hại gây bệnh phân trắng có trong nguồn nước, tránh mầm bệnh tái nhiễm lên tôm nuôi.
+ Tạt thuốc bổ và tăng cường chức năng gan bằng những loại thuốc hấp thu qua mang có thành phần: betaglucan, sorbitol, lysine, methionine. Tạt mỗi ngày trong thời gian trị bệnh để phục hồi và kích thích gan tiết dịch tiêu hóa.

Lưu ý: Rất khó điều trị khi tôm bị phân trắng do hoại tử gan tụy. Trước khi điều trị cần đánh giá tỷ lệ tôm bị bệnh, nếu tỷ lệ tôm bị trống ruột và trắng ruột trên 70% thì không thể trị được.
Liều lượng trị bệnh: có thể gấp 2 hoặc nhiều lần hơn so với liều phòng ngừa bệnh và phụ thuộc vào các yếu tố khác (thời tiết, mùa vụ, mật độ nuôi, sức khoẻ tôm,…).

Việc phòng bệnh được xem là phương pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn dịch bệnh ở tôm, nó quyết định lớn đến sự thành công trong nghề nuôi tôm.
Do đó, đối với bệnh phân trắng, bà con nuôi tôm nên lưu ý có quy trình phòng bệnh cho tôm ngay từ đầu vụ, trong quá trình nuôi nên cho tôm ăn bổ sung thường xuyên men tiêu hóa có lợi cho đường ruột, các sản phẩm để nâng cao sức kháng bệnh.
Ngoài ra, người nuôi thường xuyên kiểm soát môi trường ao nuôi tốt để hạn chế nguy cơ gây bệnh.

Hotline: 0913007953
Website: http://binhminhbba.com/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *