Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra chính xác cách tôm phản ứng với stress nhiệt – một bước đột phá có thể giúp giảm tỷ lệ chết của tôm nuôi trong thời điểm nhiệt độ nước cao.

Sơ đồ minh họa các phản ứng riêng biệt và sự phân chia năng lượng giữa 3 loại mô chịu áp lực nhiệt

Sơ đồ minh họa các phản ứng riêng biệt và sự phân chia năng lượng giữa 3 loại mô chịu áp lực nhiệt. Các hình chữ nhật hoặc đầu mũi tên màu đỏ và xanh đại diện cho các quá trình sinh học được điều chỉnh lên và xuống

Do có giá trị kinh tế cao cùng với những đặc tính ưu việt để lai tạo, tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã trở thành một trong những loài nuôi trồng thủy sản chính trên thế giới.

Tuy nhiên, nhiệt độ nước liên tục cao trên 35°C đã dẫn đến tăng tỷ lệ tôm chết. Do đó, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi Giáo sư LI Fuhua từ Viện Đại dương học thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc (IOCAS) đã tìm hiểu cơ chế phản ứng của tôm thẻ L. vannamei với nhiệt độ cao như vậy. Họ nói rằng nghiên cứu của họ đã cung cấp những kiến thức mới về cách phân chia năng lượng ở tôm thẻ chân trắng để chịu được stress do nhiệt.

Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu trước đây về stress nhiệt chỉ giới hạn ở các mô đơn lẻ hoặc một vài mô. Tuy nhiên, mạng lưới không gian về sự liên kết giữa các mô khác nhau và mối quan hệ của nó với năng lượng trong việc ứng phó với stress nhiệt vẫn chưa rõ ràng.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh và phân tích phiên mã âm thanh trên 3 mô của tôm bị stress nhiệt, bao gồm gan tụy, mang và cơ. Họ phát hiện ra rằng các gen liên quan đến năng lượng là các gen thay đổi chính, điều này cho thấy rằng dòng năng lượng có thể được phân chia lại giữa các mô khi gặp stress nhiệt.

Tiến sĩ Zhang Xiaoxi, tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Hiểu được sự liên kết giữa các mô khác nhau của động vật trong việc ứng phó với stress nhiệt là cơ sở để làm rõ cơ chế xử lý của chúng khi bị stress nhiệt”.

Giáo sư Zhang Xiaojun, đồng tác giả, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng các mô khác nhau có thể “hợp tác” đồng thời với nhau thông qua việc phân chia lại năng lượng để phản ứng với stress nhiệt. Có ít năng lượng được đưa vào sự chuyển đổi protein trong mang và gan tụy để duy trì sự sống ở mức tối thiểu, và cần nhiều năng lượng hơn để tránh khỏi những trường hợp bất lợi có thể xảy ra.

Giáo sư LI nói thêm: “Nghiên cứu này không chỉ cung cấp kiến thức toàn diện về cơ chế phản ứng với nhiệt độ cao của tôm thẻ L. vannamei mà còn đặt nền tảng cho việc khám phá những gen có khả năng chịu nhiệt và đề xuất các chiến lược hiệu quả để đối phó với môi trường sống có nhiệt độ cao”.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/study-reveals-how-shrimp-respond-to-heat-stress

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

Xem thêm:

Công Ty TNHH PTTS Bình Minh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page