Theo kết quả của một nghiên cứu mới, các vi sinh vật có trong Biofloc có thể bù đắp cho lượng protein giảm đi trong khẩu phần ăn của tôm mà không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của chúng

Khi nuôi tôm trong hệ thống Biofloc, tôm sẽ tiêu thụ các vi sinh vật giàu protein trong nước, thay thế một phần đáng kể protein trong khẩu phần ăn của chúng. Tuy nhiên, các hệ thống Biofloc cần các nguồn carbon ngoại sinh để duy trì tỷ lệ C:N tối ưu cho phép vi sinh vật phát triển.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của việc sử dụng các nguồn carbon khác nhau về nồng độ và lượng carbon được đưa vào đối với chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của tôm. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều nguồn carbon cho hệ thống Biofloc – bao gồm tinh bột, đường glucose, bã mía, mật mía, cám gạo, bột gạo, cám lúa mì, bột mì, bột sắn, bột gram, hoa ngô, và phụ phẩm nông nghiệp.

Mặc dù không phải tất cả các nguồn cacbon đều hỗ trợ sản xuất Biofloc với hiệu quả như nhau, nhưng một trong số đó được xem là chất nền đầy hứa hẹn vì khả năng hỗ trợ loại bỏ amoniac nhanh chóng và cho phép sản xuất với khối lượng lớn hơn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học King Faisal, Đại học Alexandria, Đại học Suez Canal, Viện Hải dương học và Thủy sản Quốc gia (NIOF) và Đại học Ain Shams đã nghiên cứu ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần (250, 300 và 350 g protein/kg) và 2 nguồn carbon khác nhau bao gồm bã mía (SB) và bột mì (WF) để cải thiện sản lượng tôm thẻ chân trắng, hiệu quả sử dụng thức ăn và chất lượng nước trong hệ thống Biofloc.

Những phát hiện chính

Thành phần dinh dưỡng của Biofloc bị ảnh hưởng nhiều bởi nguồn carbon. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần và việc bổ sung các nguồn carbon đối với hiệu suất tăng trưởng và phản ứng miễn dịch của tôm.

Các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng: “Từ kết quả của nghiên cứu này, có thể thấy rằng hàm lượng protein thô trong Biofloc cao đáng kể ở các nghiệm thức SB300, WF300, SB350 và WF350. Điều này có nghĩa là hàm lượng protein của Biofloc tăng lên khi mức protein trong khẩu phần tăng lên.”

  • Việc sử dụng bột mì làm nguồn cacbon đã làm tăng đáng kể chất béo và những dẫn xuất không chứa đạm trong Biofloc.
  • Trong nghiên cứu này, năng suất sản xuất của tôm thẻ chân trắng ở nghiệm thức Biofloc được cho ăn khẩu phần có chứa 250, 300 và 400 g protein/kg cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chứng được cho ăn khẩu phần có chứa 450 g protein. Điều này có thể chỉ ra rằng tôm được nuôi trong hệ thống Biofloc có thể bù đắp cho việc giảm protein trong khẩu phần.
  • Tôm được cho ăn SB350 và WF350 g protein/kg có hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với nhóm tôm được cho ăn đối chứng. Điều này có nghĩa là tôm được cho ăn mức protein thấp hơn với hệ thống Biofloc có thể bù đắp cho chế độ ăn có protein cao hơn (chế độ ăn đối chứng).

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Theo kết quả của nghiên cứu này, hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống Biofloc không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các mức protein khác nhau.”

Họ cho biết: “Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng các nguồn carbon và mức độ protein khác nhau thực sự có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của Biofloc. Điều này cho thấy rằng khi tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống Biofloc, mức protein trong khẩu phần có thể giảm từ 450 g xuống 350 g protein/kg với hiệu suất tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm được cải thiện.”

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng công nghệ Biofloc sử dụng bột mì làm nguồn carbon có thể bù đắp cho việc giảm lượng protein trong khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng và duy trì hiệu suất tăng trưởng của chúng.

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/shrimp-producers-might-be-able-to-reduce-protein-content-in-diets-if-they-opt-for-Biofloc

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *