Một nhóm các nhà khoa học đã thiết kế một máy sục khí tự động trong ao chạy bằng các tấm quang điện (tấm pin năng lượng mặt trời) – giúp người nuôi tôm ở các vùng sâu vùng xa tiếp cận với năng lượng bền vững.

Putu Eka Widya Pratama - nhà nghiên cứu của Institut Teknologi Sepuluh Nopember

Putu Eka Widya Pratama – nhà nghiên cứu của Institut Teknologi Sepuluh Nopember.

Các thiết bị sục khí trong truyền thống thường yêu cầu một nguồn điện đáng kể, nhưng nếu không có sục khí, việc sản xuất tôm sẽ không thể mang lại hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu phát triển cộng đồng (KKN PM) từ Institut Teknologi Sepuluh Nopember (ITS) đã phát minh ra một máy sục khí dựa trên quang điện để tăng cường hiệu quả sản xuất của nông dân.

Trưởng nhóm PM I KKN, ông Putu Eka Widya Pratama SSi MSc RWTH nói rằng máy sục khí là một thiết bị rất cần thiết trong việc cung cấp oxy cho tôm nuôi khi chúng đang phát triển. Eka cho biết rằng nhóm của ông đã chọn Làng Gunung Anyar Tambak, Surabaya, để thực hiện đổi mới và cải tiến vì ngôi làng này đang phát triển ngành nuôi tôm của riêng nó và được kỳ vọng sẽ trở thành “làng kỹ thuật số” bằng cách phát triển năng lượng tái tạo.

Máy sục khí dựa trên quang điện là một công cụ sử dụng ánh sáng mặt trời tạo ra bọt khí cung cấp oxy cho ao nuôi tôm. Nó có thể làm tăng số lượng và chất lượng oxy mà tôm cần trong ao. “Bằng cách đó, tôm sẽ phát triển khỏe mạnh hơn và lớn nhanh hơn”, Eka giải thích.

Ngoài việc sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, công cụ này sẽ sử dụng một hệ thống hoạt động tự động. Eka giải thích rằng khi tấm pin mặt trời tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nó sẽ giải phóng điện mà bộ điều khiển sử dụng để ổn định điện áp đầu ra năng lượng từ tấm pin mặt trời. Bộ điều khiển sẽ đưa năng lượng từ tấm pin mặt trời vào bộ pin khi máy khi không hoạt động – đang sạc pin.

Các nhà nghiên cứu đã gắn các tấm pin năng lượng mặt trời vào máy sục khí trong ao

Các nhà nghiên cứu đã gắn các tấm pin năng lượng mặt trời vào máy sục khí trong ao

Khi động cơ hoạt động, nguồn điện từ motor được lấy từ pin và đi qua bộ điều khiển. Khi điện áp sạc trong bộ pin đã đạt đến trạng thái toàn phần, bộ điều khiển sẽ dừng dòng điện đi vào pin để tránh trạng thái sạc quá mức, nâng cao tuổi thọ của pin. Eka nói: “Bằng cách đó, pin của máy sục khí này sẽ tồn tại được trong khoảng từ 10-15 năm.”

Các thành phần được sử dụng trong máy sục khí này bao gồm một tấm pin năng lượng mặt trời 200 Wp 24VDC, một khung máy sục khí làm nơi lắp đặt các tấm pin, 8 cánh quạt để bơm nước và tạo oxy, motor DC PG45 RPM 500 Mô-men xoắn 25 kg. Ngoài ra, máy sục khí còn chứa một bánh lái, một tấm phao như một bộ phận nâng, và một chiếc hộp như một công cụ bảo vệ sử dụng mạng điện.

Để kích hoạt máy sục khí, người nuôi chỉ cần sử dụng nút nguồn trên bảng điều khiển, nút này có chức năng kích hoạt và tắt hệ thống. Motor sẽ tự động quay bánh xe để tạo ra bọt khí khi được kích hoạt. Máy sục khí này sẽ tự hoạt động theo giờ và phút nhất định. “Nó sẽ ngừng hoạt động trong 4 tiếng, từ 11 giờ đến 14 giờ,” Eka nói.

Trong tương lai, Eka hy vọng máy sục khí sẽ được áp dụng công nghệ Internet van vật (Internet of Things – IoT). Các ứng dụng IoT sẽ cho phép nông dân điều khiển và giám sát máy sục khí từ nhà bằng điện thoại thông minh tích hợp. Hiện tại, Eka hy vọng rằng các thiết bị sục khí hiện có có thể tăng hiệu quả sản xuất của nông dân ở Làng Gunung Anyar Tambak. Ông nói: “Hy vọng rằng nó có thể cải thiện chất lượng và số lượng đối với việc sản xuất của người nuôi tôm.”

Theo The Fish Site

Nguồn: https://thefishsite.com/articles/researchers-design-a-solar-powered-shrimp-pond-aerator

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Giống Gia Hóa Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *