Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

1/ Khi pH cao ta phải làm gì?

Khi pH cao: >8,5 tôm giảm ăn, làm tăng nồng độ NH3 gây độc cho tôm.

+ Nguyên Nhân: oxy hòa tan và mật độ tảo trong ao nuôi cao, các yếu tố môi trường ao nuôi và thời tiết nắng nóng kéo dài.

+ Khuyến cáo:

  • Có thể thay nước khi mật độ tảo quá cao.
  • Dùng men vi sinh và mật rỉ đường giảm và ổn định mật độ tảo.
  • Tăng cường quạt nước, máy sục khí giúp men vi sinh phát triển.
  • Nếu pH > 9 sử dụng acid hữu cơ làm giảm pH tức thời.
  • Dùng Yucca 1 lít/2.000 m3 hạn chế khí độc NH3.

2/ Khi pH thấp ta phải làm gì?

Khi pH thấp: < 7,5 tôm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất, tôm bị mềm vỏ hoặc lột xác không hoàn toàn, làm tăng nồng độ H2S gây độc cho tôm.

+ Nguyên nhân: oxy hòa tan và mật độ tảo trong ao nuôi thấp, các yếu tố môi trường ao nuôi và thời tiết nắng mưa bão kéo dài.

+ Khuyến cáo:

  • Tăng cường quạt nước, máy sục khí tạo thêm oxy hòa tan trong nước.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học gây màu và ổn định môi trường nước.
  • Dùng vôi CaO từ 5 – 10 kg/1.000 m3 lúc 2h – 4h
  • Dùng vôi CaCO3, CaO và khoáng sau khi trời mưa lớn.
  • Dùng EDTA 2 kg/ 1.000 m3 nếu ao bị nhiễm phèn.
  • Dùng Yucca 1 lít/ 2.000 m3 hạng chế khí độc H2

3/ Khi độ kiềm cao ta phải làm sao?

Độ kiềm cao: CaCO3 >200 mg/l, ngăn cản quá trình lột xác của tôm, vôi hóa lớp vỏ làm tôm nuôi chậm lột xác dẫn đến tôm chậm lớn và phân đàn.

+ Nguyên nhân: do hàm lượng kim loại nặng, độ cứng và độ phèn trong ao cao hoặc sử dụng nguồn nước ngầm.

+ Khuyến cáo: thay nước, sử dụng EDTA 2kg/ 1000m3 2 ngày liên tục, định kỳ 5 ngày/lần nếu có sử dụng nước ngầm, thạch cao CaSO4-CaSO4.2H2O từ 4-5 ppm để làm mềm nước và tạt khoáng 2 – 5kg/ 1000m3 để kích thích tôm lột xác tạo lớp vỏ mới.

4/ Khi độ kiềm thấp ta phải làm sao?

Độ kiềm thấp: CaCO3 < 100 mg/l, làm ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, dẫn đến tôm bị mềm vỏ, cong thân, đục cơ, chậm lớn, có tỷ lệ sống thấp. Các ao nuôi có độ kiềm quá thấp (dưới CaCO3 < 50 mg/l) thường rất khó để gây màu nước.

+ Nguyên nhân: do trong ao nuôi có ốc và nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cạnh tranh lượng kiềm với tôm nuôi, độ mặn thấp hoặc mật độ nuôi không hợp lý.

+ Khuyến cáo: Nên diệt ốc, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ngay đầu vụ nuôi, mật độ nuôi thích hợp, độ mặn > 5‰. Tăng độ kiềm bằng cách sử dụng vôi Dolomite và CaCO3 10kg/ 1000m3 và Bicarbonate 2kg/ 1000m3 định kỳ 2 ngày/lần. Sử dụng các loại khoáng vi đa lượng kích thích tôm mau cứng vỏ.

5/ Giảm hao hụt khi sang tôm ta phải làm sao?

+ Nguyên nhận: các yếu tố môi trường giữa ao nuôi và ao sang chênh lệch cao, thời gian chuyển tôm, thiếu khoáng và sức khỏe tôm không tốt.

+ Khuyến cáo: kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường ao nuôi và ao sang thích hợp nhất, sang lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tạt khoáng đầy đủ để tôm cứng vỏ hoàn toàn và sang tôm trong tình trạng sức khỏe tốt.

6/ Cần phải làm gì khi nuôi tôm mùa mưa?

+ Nguyên nhận: mưa bão kéo dài các yếu tố môi trường dể biến động, sức khỏe kém, nhiệt độ thấp và dễ bị nhiễm bệnh khi nuôi mật độ cao.

+ Khuyến cáo: thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước bổ sung khoáng, vôi, bicarbonate định kỳ, kiểm tra sức khỏe tôm, định kỳ sử dụng vôi đá nâng nhiệt độ và ổn định pH của nước. Trộn vitamin C,men tiêu hóa, enzyme tiêu hóa, khoáng, betaglucan và sorbitol tăng cường sức đề kháng vào thức ăn. Thả nuôi mật độ thấp, tăng cường hệ vi sinh nền đáy để phân hủy chất thải và ức chế vi khuẩn có hại.

7/ Nâng cao tỷ lệ sống mô hình nuôi tôm quảng canh ta phải làm sao?

+ Nguyên nhận: ương mật độ cao, cải tạo ao ương và điều kiện chăm sóc chưa tốt.

+ Khuyến cáo: diện tích ao gièo phải đáp ứng mật độ 10 con/m2, mật độ 20 – 30 con/m2  có bổ sung quạt, cải tạo ao ương và điều kiện chăm sóc giống như ao nuôi công nghiệp.

8/ Khắc phục hiện tượng tôm lột rớt đáy (dạng cục thịt)?

+ Nguyên nhân: ao nghèo dinh dưỡng dẫn đến mất cân đối hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể, thiếu oxy, khí độc NO2 cao, sử dụng nguồn nước ngầm và tôm bị nhiễm khuẩn.

+ Khuyến cáo:tối ưu hóa hàm lượng dinh dưỡng trong cơ thể tôm (bổ sung khoáng, các acid amin), ổn định hệ đệm, tăng cường oxy hòa tan, dùng EDTA khử phèn, thay nước khí độc NO2, tăng cường hệ vi sinh có lợi ức chế vi khuẩn có hại, siphon đáy ao (nếu có)

9/ Khắc phục hiện tượng tảo tàn bằng cách nào?

Trong môi trường nước ao nuôi luôn có sự xuất hiện các loại tảo: tảo lục, tảo silic (là tảo có lợi do không chứa độc tố, khi phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa), tảo lam, tảo giáp và tảo mắt (có hại vì khi chúng phát triển chiếm ưu thế trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan, sản sinh nhiều chất độc).

+ Nguyên nhân: do hệ vi sinh nền đáy phát triển không tốt không phân hủy các chất thải trong ao gây nước ao nuôi thừa chất dinh dưỡng làm tảo phát triển đồng loạt quá mức trong thời gian ngắn, tạo cơ hội cho tảo độc(tảo đỏ) phát triển.

+ Khuyến cáo: tăng cường hệ vi sinh nền đáy ao, tăng oxy đáy cho hệ vi sinh hoạt động phân hủy chất thải, ổn đinh hệ đệm môi trường nước bằng cách bổ sung bicarbonate, vôi dolomite, vôi canxi gây màu nước nhanh nhất, sau đó định kỳ bón vôi dolomite và khoáng 3 ngày/lần để ổn định màu nước.

10/ Khắc phục ao nuôi bị nhiễm phèn bằng cách nào?

+ Nguyên nhân: do điều kiện tính chất nền đáy ao nuôi tôm có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt (Fe) tạo thành chất FeS2. pH thấp làm tăng khí độc H2S. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ của loài giáp xác như tôm, tôm bị mềm vỏ, tôm lột xác không hoàn toàn, làm giảm tỉ lệ sống của tôm.

+ Khuyến cáo: nên cải tạo nước hạn chế tiếp xúc oxy gây kết tủa phèn đỏ rất khó để xử lý, đào ao tránh lớp phèn trầm tích, bón vôi CaO, dolomite, CaCO3, EDTA khử phèn, có  thể sử dụng men khử phèn và nên gây màu nước ổn định trước khi thả tôm.

* Những điểm cần lưu ý khi nuôi tôm sú gia hóa Bình Minh

+ Tôm lớn nhanh: nên cần bổ sung khoáng đầy đủ do chu kỳ lột xác nhanh.

+ Tôm lớn nhanh: nên cần cung cấp lượng thức ăn đầy đủ, bổ sung khoáng ăn, dinh dưỡng và chất đề kháng cho tôm.

+ Tôm lớn nhanh: nên cần cung cấp lượng oxy đầy đủ theo từng giai đoạn nuôi.

+ Tôm lớn nhanh: nên cần các yếu tố môi trường ổn định và mật nuôi hợp lý theo từng mô hình tôm sẽ đạt cỡ 5 – 6 con/kg.

Ths. Huỳnh Duy Phong – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page