Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Bacti-nil® Aqua ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng trong các thử nghiệm với tôm thẻ chân trắng và cá rô phi sông Nile

Bacti-nil® Aqua một chất phụ gia thức ăn thủy sản của Adisseo

Trong các thử nghiệm với tôm thẻ chân trắng và cá rô phi sông Nile, Bacti-nil® Aqua, một chất phụ gia thức ăn thủy sản của Adisseo, đã ngăn ngừa hiệu quả dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng.

Theo quan điểm về môi trường và kinh tế, sự phát triển liên tục của ngành nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, chuyển đổi và tăng cường được bền vững hơn (Nathan Young và cộng sự, 2019).

Một trong những hạn chế lớn nhất trong nuôi trồng thủy sản là tác động của dịch bệnh (Yanong và cộng sự, 2022). Trong số đó, các bệnh do vi khuẩn gây ra được coi là “kẻ thù lớn” nhất (Pridgeon và cộng sự, 2012), vì trong nhiều trường hợp, mặc dù không được ước tính chính xác và được ghi nhận một cách khoa học, nhưng vi khuẩn được coi là mầm bệnh thứ yếu có tác động tương đương với các tác nhân gây bệnh chính khác. Cần lưu ý rằng nuôi trồng thủy sản diễn ra trong môi trường thủy sinh chứa đầy vi khuẩn gây bệnh tiềm ẩn và vật nuôi phải chịu mức độ căng thẳng cao, do đó nguy cơ phát triển các bệnh do vi khuẩn, cả đơn giản và kết hợp với các mầm bệnh khác là rất cao (Soliman và cộng sự, 2019).

Vì lý do này, việc phát triển, chứng minh và áp dụng các chất phụ gia thức ăn thủy sản làm giảm thiểu tác động của dịch bệnh do vi khuẩn gây ra trong nuôi trồng thủy sản là điều cần thiết cho sự phát triển bền vững. Hơn nữa, cộng đồng khoa học hiện nay đang tập trung vào việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho việc sử dụng kháng sinh trong sản xuất (Defroird và cộng sự, 2011; Ronghua và cộng sự, 2020).

Bài báo này trình bày thông tin về hiệu quả của một phụ gia thức ăn thủy sản dựa trên hỗn hợp của các axit hữu cơ chuỗi ngắn và chuỗi trung bình (Bacti-nil® Aqua) như một chiến lược phòng ngừa để giảm thiểu tác động của các mầm bệnh do vi khuẩn gây ra ở cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Đối với cá rô phi sông Nile, chất phụ gia này được đánh giá trong việc kiểm soát bệnh nhiễm trùng gây ra bởi Francisella orientalis, một vi khuẩn nội bào có khả năng gây bệnh cao, rất phổ biến trong nhiệt độ nước thấp. Đối với tôm, hiệu quả của chất phụ gia này đã được thử nghiệm trong việc chống lại bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), còn được gọi là Hội chứng chết sớm (EMS), gây ra bởi loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh cao – Vibrio parahaemolyticus. Hai bệnh này gây ra tác động nặng nề đối với các loài vật nuôi trên toàn cầu, điều này đã thúc đẩy nông dân, bác sĩ thú y và các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đánh giá các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp với giá cả phải chăng (Kumar và cộng sự, 2021; Soto và cộng sự, 2021). Bằng một cách gián tiếp, Bacti-nil® Aqua cũng nhằm mục đích giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng kháng sinh và giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh.

Đánh giá Bacti-nil® Aqua trên tôm thẻ chân trắng

Hiệu quả của chất phụ gia trong việc chống lại dòng vi khuẩn gây bệnh cao (M0904) Vibrio parahaemolyticus từ Mexico đã được thử nghiệm trên sinh vật sống. Tôm thẻ chân trắng với trọng lượng từ 4-5 g được thả trong 9 bể có dung tích 10 lít với mật độ 10 con/bể, độ mặn 35 ppt và duy trì ở 29°C trong thời gian thử nghiệm 24 giờ. Cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus bằng cách ngâm với 50 mL chất cấy cho mỗi bể nuôi (1 x 108 CFU/mL). Thức ăn cho tôm thương phẩm được tẩm phụ gia lên trên. Tổng cộng có 3 nhóm được đánh giá:

  1. đối chứng tiêu cực (không bổ sung phụ gia và không nhiễm bệnh)
  2. đối chứng tích cực (không bổ sung phụ gia và nhiễm bệnh)
  3. bổ sung Bacti-nil® Aqua ở mức 0,3% (bổ sung 3kg cho mỗi tấn thức ăn và bị nhiễm bệnh)

Tôm được cho ăn 15 phút sau khi nhiễm bệnh và sau đó cứ thực hiện cho ăn 3 giờ một lần.

Tỷ lệ sống của tôm thẻ L. vannamei sau 24 giờ cảm nhiễm với V. parahaemolyticus

Hình 1: Tỷ lệ sống của tôm thẻ L. vannamei sau 24 giờ cảm nhiễm với V. parahaemolyticus (M0904) để đánh giá tác động của Bacti-nil® Aqua.

Các triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bao gồm đỏ râu, đục cơ, gan tụy bị biến màu và thay đổi vị trí. Các triệu chứng này được phát hiện sau một giờ nhiễm bệnh. Tỷ lệ chết tích lũy được đánh giá 24 giờ sau khi nhiễm bệnh. Tỷ lệ sống của nhóm đối chứng tích cực giảm xuống còn 13%, trong khi tỷ lệ sống ở các nhóm được bổ sung phụ gia Bacti-nil® Aqua cao hơn gấp 5 lần (60%) so với nhóm đối chứng tích cực (Hình 1).

Các phát hiện mô bệnh học được báo cáo liên quan đến nhiễm V. parahaemolyticus bao gồm bong tróc các tế bào biểu mô ống gan tụy và thâm máu do tiết độc tố (Li và cộng sự, 2017). Những phát hiện mô bệnh học này phù hợp với những quan sát được tìm thấy ở những con sống sót ở cuối thử nghiệm. Nhóm đối chứng tích cực (không có chất phụ gia) được đặc trưng bởi sự tách rời tế bào của ống gan tụy và sự xâm nhập của dịch tương và huyết cầu trong ruột gần (Hình 2). Ngược lại, những dấu hiệu mô bệnh học này đã giảm thiểu một phần nhờ phụ gia Bacti-nil® Aqua, bởi vì mặc dù có sự xâm nhập của dịch tương và huyết cầu, cấu trúc của ống gan tụy vẫn được duy trì.

Mô bệnh học ở gan tụy và ruột gần của tôm thẻ L. vannamei sau 24 giờ nhiễm V. parahaemolyticus

Hình 2: Mô bệnh học ở gan tụy và ruột gần của tôm thẻ L. vannamei sau 24 giờ nhiễm V. parahaemolyticus.

  • A) Đối chứng tiêu cực (CTRL -): Ống gan tụy bình thường không thâm nhiễm dịch tương.
  • B) Đối chứng tích cực (CTRL +): Tách tế bào của ống gan tụy.
  • C) Đối chứng tích cực (CTRL +): Xâm nhập của dịch tương và huyết cầu trong ruột gần.
  • D) Bacti-nil® Aqua 0,3%: Ống gan tụy bình thường với sự xâm nhập của dịch tương và huyết cầu.

Đánh giá Bacti-nil® Aqua ở cá rô phi sông Nile

Francisela Orientalis là chủng được chọn để đánh giá hiệu quả của phụ gia trong việc giảm thiểu tác động của nhiễm trùng. F. Orientalis là một loại vi khuẩn nội bào có khả năng gây bệnh cao, góp phần đánh giá hiệu quả của chất phụ gia ở cả các loài vi khuẩn ngoại bào và nội bào. F. Orientalis gây ra các tổn thương mô trong các cơ quan nội tạng và cơ, dẫn đến tỷ lệ cá chết cao, năng suất tăng trưởng thấp và thiệt hại kinh tế đáng kể do chất lượng sản phẩm cuối cùng bị hạn chế.

Đối với thử nghiệm trên sinh vật sống, cá rô phi sông Nile giai đoạn chưa trưởng thành có trọng lượng từ 35-40 g được thuần trong 7 ngày và được sử dụng Bacti-nil® Aqua như một phụ gia thức ăn với tỷ lệ 5 g/kg thức ăn (sử dụng thức ăn viên thương mại cho cá rô phi sông Nile) trong thời gian 20 ngày thuần cho đến khi thực hiện thử nghiệm thách thức. Chủng F. Orientalis đã được sử dụng cho thử thách, và con đường lây nhiễm được thực hiện bằng cách ngâm trong 3 giờ với nồng độ 1,5 × 107 CFU/ml. Ba nhóm được đánh giá bao gồm:

  1. nhóm đối chứng tiêu cực (không nhiễm khuẩn và không bổ sung phụ gia)
  2. nhóm đối chứng tích cực (nhiễm khuẩn và không bổ sung phụ gia)
  3. nhóm được xử lý bằng phụ gia (nhiễm khuẩn và bổ sung phụ gia)

Các mẫu cá rô phi được xử lý bằng Bactinil® Aqua có tỷ lệ chết thấp hơn 26% so với nhóm đối chứng tích cực (không có chất phụ gia; bị nhiễm bệnh) như được đánh giá trong Hình 3.

Tỷ lệ chết tích lũy của cá rô phi sông Nile

Hình 3: Tỷ lệ chết tích lũy của cá rô phi sông Nile, được cảm nhiễm với Francisella Orientalis thông qua việc ngâm, được xử lý bằng Bacti-nil® Aqua (5 g/kg).

Kết luận

Kết quả của nghiên cứu cho thấy hiệu quả của Bacti-nil® Aqua trong việc giảm tác động của bệnh AHPND ở tôm thẻ L. vannamei và vi khuẩn Francisella ở cá rô phi sông Nile. Các chất phụ gia thức ăn trong nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển đổi chiến lược từ “chữa bệnh” hoặc “điều trị” bệnh nhiễm trùng sang chiến lược “phòng ngừa” nhằm giảm tác động của bệnh.

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa bằng các chất phụ gia thức ăn thủy sản, cùng với các chiến lược quản lý trang trại theo hướng an toàn sinh học tối ưu, là một lựa chọn rất hợp lý để giảm thiểu tác động của dịch bệnh và giảm việc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Với tư tưởng đó, Bacti-nil® Aqua đã được chứng minh là một chất kháng khuẩn hiệu quả để giảm tác động của vi khuẩn VibrioFrancisella. Hiệu quả kháng khuẩn trực tiếp như vậy được cho là do sự kết hợp đồng bộ của các axit hữu cơ chuỗi trung bình và chuỗi ngắn. Lợi ích gián tiếp của việc bổ sung chất phụ gia bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch tốt hơn, giảm tổn thương gan tụy và thúc đẩy tăng trưởng.

Nhìn chung, việc sử dụng phụ gia thức ăn thủy sản này là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa dịch bệnh và thúc đẩy tăng trưởng. Dựa trên những dữ liệu này, việc áp dụng Bacti-nil® Aqua cho tôm và cá rô phi đã giúp giảm đáng kể tác động của các bệnh do vi khuẩn và tỷ lệ chết tích lũy, do đó tăng sinh khối và cải thiện lợi nhuận của trang trại.

Theo Adisseo

Nguồn: https://www.globalseafood.org/advocate/aquafeed-additive-from-adisseo-can-reduce-the-impact-of-bacterial-diseases-for-fish-and-shrimp/

Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page