Thành công đáng kinh ngạc trong nuôi tôm thẻ chân trắng
Các ao nuôi thương phẩm được thả cả hai loài và hệ thống sục khí được cung cấp 24/7.
Việc nuôi tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii rất phổ biến ở Thái Lan, chủ yếu do nhu cầu cao của thị trường nội địa, đến mức họ phải nhập khẩu tôm từ Ấn Độ và Bangladesh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhiều trang trại mới đang được phát triển ở các tỉnh ven biển và đất liền của Thái Lan. Những tiến bộ công nghệ sinh học gần đây, đặc biệt là với việc cung cấp ấu trùng đơn tính (toàn con đực) đang thúc đẩy việc nuôi tôm thâm canh hơn trong hình thức độc canh hoặc nuôi ghép.
Tại tỉnh Chachoengsao, Khun Monchai Yokboonyatikarn điều hành trang trại Monchai đã tồn tại được 15 năm – trang trại nuôi tôm càng xanh tiên tiến nhất Thái Lan. Trang trại rộng 60 ha, có 500 ao và chuyên nuôi ghép tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei với tôm càng xanh. Trang trại này không chỉ sử dụng các phương pháp thông thường mà còn tích hợp những kỹ thuật tiên tiến từ ngành nuôi tôm. Khu vực nuôi này nằm trong đất liền, độ mặn nước là 2ppt, pH 8 và độ kiềm trên 100.
Giai đoạn vèo
Tất cả hậu ấu trùng PL14 được cung cấp bởi công ty Lukkungsetthi. Mật độ thả giống là 140.000 PL/rai (1.600m2) và trọng lượng trung bình khoảng 4g/con (cỡ 200-300/kg) trong 60 ngày, tỷ lệ sống đạt khoảng 90%. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) dao động từ 1,0-1,2. Việc chuyển tôm vào ao nuôi thương phẩm được lên kế hoạch cẩn thận vào sáng sớm trước 10 giờ sáng, bằng cách giảm mực nước.
Ao vèo tôm càng xanh tại trang trại Monchai, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan.
Giai đoạn nuôi thương phẩm
Quá trình nuôi ghép được bắt đầu với việc thả tôm thẻ chân trắng trọng lượng 4 g/con, mật độ 1 con/m2 vào ao rộng 1 mẫu Anh với độ sâu từ 1,2 đến 1,5 m, tùy theo mùa. Sau 20 ngày, tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL12 được thêm vào với mật độ 12 PL/m2. Chi phí cho ấu trùng tôm thẻ là 12,5 USD/1.000PL và chi phí cho ấu trùng tôm càng là 1 USD/80 PL.
Điểm đặc biệt ở trang trại này là hệ thống máy sục khí hoạt động liên tục 24/7, ngay cả khi trời nắng, và tổng mật độ thả không vượt quá 25 con/m². Trong chuyến tham quan sau hội nghị của những người tham gia GP 2023, Tiến sĩ Soraphat Panakorn từ Novozymes đã có mặt tại trang trại để giải thích về các hoạt động độc đáo của nó. Ông nhấn mạnh rằng phương pháp này thường chỉ được áp dụng trong các hệ thống nuôi tôm biển bán thâm canh và đó là một phần quan trọng giúp trang trại đạt được thành công. Ngoài ra, trang trại còn thường xuyên sử dụng probiotic Bacillus hàng tuần, đây được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của họ.
Thu hoạch tôm
Tổng thời gian nuôi là 4 tháng. Việc thu hoạch được thực hiện bởi người mua, với kích cỡ tôm đực khoảng 12 con/kg (83g/con) và tôm cái cỡ 20 con/kg. Trang trại thu hoạch toàn bộ tôm và tôm được bán với giá 250 THB/kg (7,15 USD) trong khi chi phí sản xuất là 100 THB/kg (2,86 USD). Kích cỡ tôm thẻ thu hoạch là 40 con/kg (25g).
Tỷ lệ sống là 80% đối với tôm càng xanh và 50% đối với tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng thấp là do tình trạng ăn thịt đồng loại ở giai đoạn cuối bởi những con tôm có kích cỡ lớn hơn khi độ mặn thấp, tôm lột xác mất nhiều thời gian hơn để cứng vỏ. Sử dụng thức ăn có hàm lượng protein thô 38% kích cỡ số 3, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1.2 cho toàn bộ quá trình thu hoạch.
Theo Aqua Culture Asia Pacific
Nguồn: https://issuu.com/aquacultureasiapacific/docs/aqua_culture_asia_pacific_q24194_aap_jan_feb_24_fa
Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh
Trang 22-23
TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG
Xem thêm:
- Đánh Giá Tác Dụng Của Các Loại Probiotic Bacillus Trong Nuôi Nuôi Thủy Sản
- Ảnh Hưởng Của Việc Thay Thế Một Phần Bột Cá Bằng Sản Phẩm Từ Đậu Nành Và Bột Gà Đối Với Tôm Sú
- Ảnh Hưởng Của Tỷ Lệ C:N Đến Chất Lượng Nước Và Các Thông Số Sản Xuất Tôm Trong Mô Hình Nuôi Tôm Penaeus monodon Hạn Chế Thay Nước Sử Dụng Mật Đường Làm Nguồn Carbon