Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Giá tôm quốc tế đã giảm xuống mức thậm chí còn thấp hơn mức được ghi nhận trong đại dịch COVID-19.

Nguồn: CNA

Theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), ngành tôm của nước này đã thiệt hại gần 1,5 tỷ USD vào năm 2023 do sự sụt giảm của giá tôm trên thị trường quốc tế, mức giá này thậm chí còn thấp hơn giá trị được ghi nhận trong đại dịch COVID-19. Theo CNA, xuất khẩu giảm 6% trong năm 2023 với mức lỗ vượt 370 triệu USD so với năm 2022. Cả yếu tố bên trong và bên ngoài đều tác động đến các giá trị này.

Yếu tố bên ngoài

Nền kinh tế thế giới đang trải qua thời kỳ trì trệ với lạm phát toàn cầu, dẫn đến suy giảm sức mua và từ đó làm giảm nhu cầu đối với một số sản phẩm không được coi là thiết yếu. Các quốc gia nhập khẩu của tôm Ecuador chủ yếu là Trung Quốc (59%), Mỹ (17%), Tây Ban Nha (5%), Pháp (3%) và Ý (3%).

CNA cho biết: “Đồng nhân dân tệ (RMB) của Trung Quốc đã giảm giá trị so với đồng đô la Mỹ (USD), khiến các nhà nhập khẩu ở Trung Quốc có ít đô la hơn để mua sản phẩm, điều này làm giảm khả năng tiêu dùng của họ. Mặt khác, các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ phải tốn nhiều chi phí hơn để duy trì hàng tồn kho các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu, như sản phẩm của chúng tôi, điều này làm giảm hứng thú mua sắm vì không có triển vọng tích cực nào về tiêu dùng”.

Tại Hoa Kỳ, mức tiêu thụ hải sản giảm 12% do mức lạm phát, cộng thêm sự gia tăng lãi suất và chi phí năng lượng cao.

“Mặt khác, sự cạnh tranh đang ngày càng gia tăng. Ấn Độ và Việt Nam lần lượt là nước sản xuất tôm lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới. Những quốc gia này có nhiều lợi thế so với Ecuador, chẳng hạn như mức lương lao động thấp, chiến lược quảng bá hiệu quả, và đồng tiền riêng cho phép họ linh hoạt giảm giá theo ý muốn”, CNA thông tin.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tổn thất của ngành nuôi tôm là phải đối mặt với những thách thức về khả năng cạnh tranh do chi phí hoạt động liên tục tăng cao tại Ecuador, đặc biệt là sự gia tăng về giá nhiên liệu và nguyên liệu thô được sử dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị tôm.

Các yếu tố bên trong

Chi phí liên quan đến sản xuất, chế biến và quảng bá trong toàn bộ chuỗi giá trị tôm đã tăng đáng kể trong năm nay, thêm 0,28 USD cho mỗi pound sản xuất so với chi phí năm 2022.

Điều này chủ yếu là do chi phí hàng năm lớn, khoảng 80 triệu USD cho các vấn đề về an ninh, tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể cho ngành, nhấn mạnh sự cần thiết của việc đầu tư đáng kể để bảo vệ hoạt động kinh doanh và tài sản. Theo số liệu từ Tổng cục An ninh CNA, năm 2019 khép lại với tổng cộng 77 vụ phạm tội liên quan đến ngành tôm, khiến 58 người bị thương và 4 người tử vong.

Thêm vào đó là sự gia tăng liên tục của chi phí vận hành, bao gồm các chi phí mới sau khi loại bỏ sự chênh lệch giá của giá dầu diesel, thuế chuyển đổi ngoại tệ (ISD) và thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nguyên liệu đầu vào và hàng hóa, tạo thêm gánh nặng tài chính cho ngành và tăng giá nguyên liệu thô được sử dụng trong toàn bộ chuỗi giá trị tôm.

CNA đưa tin: “Đối mặt với tình hình giá giảm và chi phí tăng, ngành tôm đã bị mất thanh khoản 0,98 USD cho mỗi pound sản xuất, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngành”.

CJNA kết luận: “Điều quan trọng là chính phủ Ecuador phải tập trung nỗ lực vào việc chống tội phạm và giảm chi phí. Thay mặt ngành tôm, CNA cam kết tiếp tục hợp tác với chính phủ để tìm kiếm các giải pháp thay thế đảm bảo sự pJtiếp.”

Theo Hatchery Feed and Management

Nguồn: https://hatcheryfm.com/shrimp/ecuador-shrimp-industry-lost-15-billion-in-2023/

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page