Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Tôm Bị Đầu Vàng Do Đâu?

Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất đối với người nuôi tôm. Đây là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm chủ yếu do virus Yellow Head Virus (YHV), goài ra, các yếu tố như môi trường nước không phù hợp, chất lượng nước kém, và dinh dưỡng không cân bằng cũng có thể góp phần gây ra tình trạng này.

Bệnh đầu vàng tốc độ lây lan nhanh và có thể khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong vòng vài ngày. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bà con hoàn toàn có thể mất trắng cả vụ nuôi.

Những Dấu Hiệu Nhân Biết Tôm Bị Đầu Vàng

Vậy làm sao để nhận biết tôm bị đầu vàng và phòng ngừa hiệu quả?

Ở giai đoạn đầu, tôm có dấu hiệu phát triển nhanh, ăn mạnh hơn bình thường khiến nhiều người lầm tưởng là tôm đang khỏe. Tuy nhiên, chỉ sau 1–2 ngày, tôm đột ngột bỏ ăn, dạt bờ và chết hàng loạt. Lúc này, khi quan sát kỹ, bà con sẽ thấy mang và gan tụy tôm có màu vàng nhạt bất thường, cơ thể tôm nhợt nhạt và yếu ớt, không còn linh hoạt.

Trong xét nghiệm tiêu bản máu, có thể thấy tế bào hồng cầu bị thoái hóa, kết đặc hoặc phân mảnh. Mô bệnh học còn cho thấy hiện tượng hoại tử ở nhiều cơ quan và sự xuất hiện của thể vùi trong tế bào chất – dấu hiệu điển hình của bệnh đầu vàng.

Tôm bị bệnh đầu vàng
Tôm bị bệnh đầu vàng

Đáng sợ hơn, bệnh này có khả năng lây lan cực nhanh, đặc biệt trong môi trường nuôi mật độ cao hoặc ao quản lý không tốt.

Biện Pháp Ngăn Ngừa và Khắc Phục Tôm Bị Đầu Vàng

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, và dưới đây là những biện pháp cực kỳ quan trọng mà bà con cần ghi nhớ:

  1. Cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng trước khi thả giống: Đây là bước đầu tiên nhưng đóng vai trò quyết định. Dọn sạch bùn đáy, xử lý diệt khuẩn, phơi đáy ao đúng quy trình sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh tồn dư. Bà con có thể kết hợp sử dụng Hạt sinh học Phú Điền để ổn định nền đáy, tạo màu nước đẹp và sinh nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm – giúp ao sạch, tôm khỏe ngay từ đầu.
  2. Chọn tôm giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng: Ưu tiên tôm giống đã được gia hóa, sạch bệnh, kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi thả nuôi. Tôm khỏe mạnh là yếu tố tiên quyết giúp giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
  3. Quản lý tốt môi trường ao nuôi: Duy trì độ pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ ở mức ổn định. Nên xử lý nước định kỳ bằng chế phẩm sinh học để kiểm soát khí độc và hạn chế vi khuẩn gây hại phát sinh trong ao.
  4. Tăng sức đề kháng cho tôm bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất tăng miễn dịch trong suốt vụ nuôi. Đồng thời, tránh các yếu tố gây stress như thay đổi nhiệt độ đột ngột, mật độ nuôi quá dày, hay chất lượng nước kém.
  5. Bệnh đầu vàng không phải là không thể phòng ngừa. Chỉ cần bà con chủ động từ khâu chuẩn bị ao, chọn giống đến chăm sóc, quản lý môi trường – thì khả năng bảo vệ được đàn tôm là hoàn toàn nằm trong tay.

 Nếu bà con đang gặp khó khăn trong việc xử lý môi trường ao nuôi, hoặc cần hỗ trợ thêm về kỹ thuật, đừng ngần ngại. Bình Minh luôn sẵn sàng đồng hành và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn để vụ nuôi của bà con được thành công và bền vững hơn.

Ao sạch – tôm khỏe – năng suất cao chính là chìa khóa cho một mùa vụ bội thu. Hãy bắt đầu từ việc phòng bệnh đầu vàng ngay từ hôm nay!

Đọc thêm:

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở:

📍 Miền Trung: Thôn Hòa Thạnh, Xã An Hải, Huyện Ninh Phước, Tỉnh Ninh Thuận.

📍 Miền Tây: T11 – 4 Tầng 11, Tây Nguyên Plaza, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.

𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 1900 86 68 69 – 1900 866 636

𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞:

📍 binhminhcapital.com

📍 binhminhbba.com

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page