Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.
Đây là thông tin hiển thị trên website, KHÔNG dùng để quét mã QR. Vui lòng liên hệ 1900 86 68 69 nếu link QR dẫn đến trang web này.

Bệnh đốm trắng (WSD) là một mầm bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan trên tôm, được phát hiện lần đầu tiên ở Đông Á vào đầu những năm 1990, sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Úc được xem là quốc gia không có Virus hội chứng đốm trắng (WSSV) cho đến năm 2016.

Vào thời điểm đó, Đông Nam Queensland đã có sự xâm nhập của virus hội chứng đốm trắng bắt đầu từ việc nhập khẩu thức ăn sống để sử dụng làm mồi câu cho ngành giải trí ở các tuyến đường thủy gần trang trại nuôi tôm sú Penaeus monodon. Để đảm bảo an toàn sinh học, chính phủ đã tiêu hủy tất cả đàn giống trong khu vực, bao gồm cả các dòng chọn lọc thế hệ thứ 12, có năng suất gấp 3 lần (tấn/ha mỗi năm) so với ấu trùng sinh sản tự nhiên, đồng thời có sức đề kháng cao và có khả năng chống chịu tốt đối với các mầm bệnh đặc hữu.

Với việc áp đặt khu vực hạn chế di chuyển (MRA), các trang trại này đã tạm dừng hoạt động trong suốt 2 năm, và một trang trại sau đó đã xuất hiện một đợt bùng phát mới của WSSV. Dịch bệnh WSSV trong các khu vực MRA này hiện được xem một mầm bệnh đặc hữu ở các dòng nước tự nhiên.

Vào cuối năm 2022, WSSV được phát hiện tại một trang trại nuôi tôm ở phía Bắc New South Wales (NSW) trên đàn tôm bố mẹ đánh bắt tại địa phương. Kể từ đó, WSSV được phát hiện thêm ở 3 trang trại nuôi tôm phía Bắc NSW vào đầu năm 2023. Và đến khoảng tháng 11/2023, các trang trại nuôi tôm ở bang NSW đã không còn hoạt động.

Quy trình an toàn sinh học

Với sự xuất hiện của WSSV ngay sát bờ biển của Úc, nơi mà ngành nuôi tôm đang hoạt động, các nhà sản xuất ở đây được khuyến cáo nên chuẩn bị và thực hiện các tiêu chuẩn an toàn sinh học cao nhất để ngăn chặn sự xâm nhập của virus vào hoạt động nuôi của mình. Một ví dụ về sự thành công là trường hợp của Gold Coast Marine Aquaculture ở Queensland, họ đã xử lý nước trước khi đưa vào trang trại, sau đó tiến hành lọc bằng bộ lọc trống 50 µm đối với tất cả các nguồn nước đầu vào.

Việc vận chuyển tôm từ khu vực này sang khu vực khác, hoặc giữa các công ty với nhau đòi hỏi phải có giấy phép vận chuyển nghiêm ngặt và xét nghiệm PCR có độ nhạy cao. Quy trình kiểm tra và giám sát tác nhân gây bệnh ở cấp độ ngành của Úc đối với các mầm bệnh cần được báo cáo và các mầm bệnh ngoại lai, được quy định chặt chẽ và có thể là một trong những tiêu chuẩn cao nhất trên toàn cầu. Các bộ xét nghiệm tại chỗ (PoC), bộ dụng cụ xét nghiệm tại ao và các xét nghiệm PCR có thể triển khai tại chỗ, không được phê duyệt sử dụng tại Úc cho mục đích phát hiện mầm bệnh sớm và giảm thiểu rủi ro sớm khi đối mặt với một mầm bệnh ngoại lai như WSSV.

Nền tảng xét nghiệm Genics Shrimp MultiPath™ được toàn bộ ngành tôm ở Úc truy cập cho mục đích xét nghiệm trong quá trình sang tôm, bao gồm cả khu vực mà WSSV đã xảy ra trước đó (Đông Nam Queensland và Bắc New South Wales), là thử nghiệm thương mại duy nhất hiện có để giám sát WSSV ở tôm khỏe mạnh nhằm mục đích phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm. Ở Úc, dường như không có xét nghiệm thương mại nào khác đạt được các tiêu chuẩn bắt buộc để được phê duyệt cho các mục đích như vậy.

Các trang trại ở Úc áp dụng nhiều biện pháp an toàn sinh học khác nhau, ví dụ như khách tham quan trang trại phải tuân thủ quy định về khoảng cách thời gian khi tham quan trang trại, cụ thể là thời gian giữa các lần tham quan phải cách nhau ít nhất là 72 tiếng, ngoài ra cũng phải đảm bảo quần áo và giày dép phải  sạch sẽ, v.v. Các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản cũng rất ý thức về trách nhiệm của mình trong việc thực hành an toàn sinh học tốt khi giao sản phẩm và gặp gỡ với ngành công nghiệp. Điều quan trọng là, nhóm đại diện ngành, Hiệp hội Nông dân nuôi tôm Úc, đảm bảo ngành được cung cấp thông tin và cập nhật các biện pháp thực hành an toàn sinh học tốt nhất.

Tìm kiếm xét nghiệm đáng tin cậy nhất

Một báo cáo gần đây của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thủy sản (FRDC), do Trung tâm CSIRO của Úc về Sự chuẩn bị cho Dịch bệnh (ACDP) và đồng nghiệp biên soạn (Báo cáo FRDC 2019-089), đã so sánh các bộ kiểm tra PoC và PCR có thể triển khai tại chỗ, với bộ kiểm tra WOAH và Real-time của CSIRO đối với WSSV. Họ kết luận rằng “về tổng thể, hiệu suất của các xét nghiệm PoC đối với WSSV rất khác nhau và thường thấp hơn so với các thử nghiệm PCR trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên, điều này không có gì bất ngờ khi có sự đánh đổi giữa hiệu suất thử nghiệm với thiết kế đơn giản cùng các đặc tính vận hành, làm cho các bộ xét nghiệm PoC trở nên thích hợp cho việc sử dụng trên thực địa.”

Liên quan giới hạn phát hiện hoặc độ nhạy phân tích (ASe), “ASe của xét nghiệm PoC đã giảm từ 10 đến 10.000 lần so với qPCR trong phòng thí nghiệm”. Những so sánh này bao gồm một số bộ dụng cụ xét nghiệm được sử dụng phổ biến và PCR có thể được thực hiện tại chỗ.

Nói một cách đơn giản, các bộ dụng cụ PoC và xét nghiệm PCR có thể được triển khai tại chỗ là không phù hợp để phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm dịch bệnh. Tuy nhiên, những bộ dụng cụ xét nghiệm như vậy có thể hữu ích cho mục đích xác nhận động vật mắc bệnh lâm sàng, có nghĩa là đã quá muộn để phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm dịch bệnh. Thông điệp gửi đến cho ngành tôm toàn cầu là hiệu suất thực sự của hệ thống PoC có thể không chính xác như tuyên bố trên bao bì và cần được đánh giá cẩn thận trước khi sử dụng.

Lựa chọn thay thế nào cho nông dân?

Khuyến nghị về các biện pháp thực hành an toàn sinh học tốt để phát hiện sớm tác nhân gây bệnh bằng cách sử dụng các nền tảng xét nghiệm có độ nhạy cao trong quần thể tôm bố mẹ, trong quá trình ương dưỡng và trong quá trình nuôi thương phẩm bằng xét nghiệm PCR trên quy mô quần thể có ý nghĩa thống kê và các cơ quan mục tiêu để phát hiện mầm bệnh nhạy cảm, chẳng hạn như nền tảng Shrimp MultiPath. Về khả năng tiếp cận, xét nghiệm này phù hợp với mục đích nhạy cảm và tiết kiệm chi phí cho việc phát hiện sớm, các nhà sản xuất tôm ở 45 quốc gia đã truy cập nền tảng Shrimp MultiPath từ phòng thí nghiệm được công nhận Genics ở Úc. Quá trình vận chuyển mất ba ngày từ hầu hết các nơi trên thế giới và Genics trả lại dữ liệu trong vòng 48 giờ.

Các thực hành an toàn sinh học tốt khác nên được thực hiện hàng ngày. An toàn sinh học không nhất thiết phải phức tạp, nó có thể là các bước và quy trình đơn giản giúp giảm nguy cơ xâm nhập mầm bệnh. Ví dụ, việc di chuyển giữa các trung tâm nuôi tôm bố mẹ hoặc các cơ sở sản xuất giống, lý tưởng nhất là nên cách nhau ít nhất 72 giờ giữa các địa điểm và đảm bảo giày được khử trùng và mặc quần áo sạch sẽ.

Vệ sinh tay thường xuyên bằng cồn 70-80% khi đến các bể/ao hoặc trại cũng là một biện pháp tốt để giảm nguy cơ lây truyền trong cơ sở nuôi. Có nhiều quy trình đơn giản như vậy nhưng nó có thể giúp tăng cường an toàn sinh học cho cơ sở của bạn.

Một số lời khuyên cần lưu ý khi sử dụng kiểm tra PoC và bộ kiểm tra PCR có thể triển khai tại chỗ:

  • Xác nhận trên các mẫu tổng hợp chứ không phải trên DNA và RNA của tôm như nông dân thường sử dụng. Điều này giúp làm cho các xét nghiệm nhạy hơn so với khi sử dụng mô tôm trong thực tế. Độ nhạy rất quan trọng đối với mục đích phát hiện sớm, ví dụ, xét nghiệm có thể có giới hạn phát hiện 5 bản sao cho mỗi phản ứng trên mẫu tổng hợp, nhưng có thể tăng lên 40-80 bản sao khi sử dụng DNA hoặc RNA của tôm. Ở mức 40-80 bản, một xét nghiệm đơn giản là không phù hợp với mục đích phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm.
  • Thu nhỏ khối lượng mẫu kiểm tra. Mặc dù nghe có vẻ đây là một chiến lược thông minh, có thể giúp giảm chi phí thực hiện xét nghiệm, nhưng nó làm giảm khả năng phát hiện được mầm bệnh ở tải lượng thấp. Nếu bạn thu nhỏ, bạn cũng cần ít DNA và RNA hơn, điều đó có nghĩa là bạn giảm cơ hội tìm thấy mầm bệnh tải trọng thấp trong mẫu của mình.
  • Thiếu biện pháp kiểm soát chất lượng DNA và/hoặc RNA thực tế của tôm. Một số bộ dụng cụ hoàn toàn không thực hiện kiểm soát này, và một số có thực hiện kiểm soát bên trong nhưng không phải là DNA và RNA của tôm. Lý do bạn cần kiểm soát DNA và/hoặc RNA của tôm là vì mô tôm có chứa chất ức chế PCR như chitin có thể ngăn phản ứng PCR hoạt động, có nguy cơ cho kết quả âm tính giả nếu không thực hiện đúng cách. Hãy cẩn thận với các bộ dụng cụ yêu cầu kiểm soát bên trong khi chúng cung cấp mẫu cho biện pháp kiểm soát, mẫu phải là DNA và/hoặc RNA từ mẫu tôm của bạn. Nếu bạn đang xét nghiệm các mầm bệnh như WSSV thì bạn cần kiểm soát DNA tôm. Nếu bạn đang thử nghiệm các mầm bệnh như IMNV thì bạn cần kiểm soát RNA của tôm.
  • Ngày hết hạn hoặc hạn sử dụng rất ngắn trên bộ sản phẩm, có nghĩa là bạn không được sử dụng ngoài phạm vi khuyến nghị của nhà sản xuất và đây là điều cần chú ý.

Kết luận

Báo cáo đã làm sáng tỏ một số vấn đề với xét nghiệm PoC và bộ dụng cụ PCR có thể triển khai tại chỗ mà Genics đã thông báo cho ngành trong bốn năm qua. Có lý do khiến Shrimp MultiPath được vận hành trong phòng thí nghiệm, được kiểm soát chặt chẽ và được công nhận bởi các chuyên gia được đào tạo – đây hiện là cách duy nhất mà người nuôi có thể yên tâm về kết quả xét nghiệm mầm bệnh, nó rất nhạy cảm, chính xác đối với nhiều mầm bệnh. Tất cả các công nghệ khác đều không đủ mạnh và không thể được thực hiện theo cách tiết kiệm chi phí như vậy. PoC hoặc PCR có thể thực hiện tại chỗ đơn giản là không phù hợp để phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm dịch bệnh. Shrimp MultiPath là công cụ hiệu quả nhất để phát hiện nhiều mầm bệnh với chi phí hiệu quả nhằm mục đích phát hiện sớm và giảm thiểu rủi ro sớm dịch bệnh ở tôm trên toàn cầu.

Theo Hatchery Feed & Management

Nguồn: https://issuu.com/aquafeed.com/docs/hatchery_vol_11_issue_4_december/23

Biên dịch: Huyền Thoại – Tôm Giống Gia Hóa Bình Minh

TÔM GIỐNG GIA HÓA – CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

You cannot copy content of this page