Kết quả cho thấy tiềm năng để cải thiện FCR dựa trên nhiệt độ nước và tốc độ tăng trưởng hàng tuần của tôm
Bài báo này nói về nghiên cứu gần đây của Giáo sư Wasielesky và các đồng nghiệp về cách để cải thiện việc quản lý thức ăn cho tôm được nuôi trong hệ thống công nghệ Biofloc. Mục tiêu của nghiên cứu này là cải tiến các quy trình cho ăn truyền thống đã được thiết lập trước đó, và xác định xem liệu có thể tăng hiệu quả cho ăn thông qua việc giám sát chặt chẽ các quy trình cho ăn hay không. Ảnh của Tiến sĩ Lucélia Borges.
Miền Nam Brazil là khu vực có nhiệt độ nước dao động, với mùa đông lạnh giá và mùa hè ấm áp. Vì lý do này, nên mỗi năm chỉ có thể nuôi tôm được vài tháng. Tuy nhiên, nhiệt độ giữa mùa thu và mùa xuân cũng dao động đáng kể, do đó việc tăng năng suất và chất lượng cho tôm cũng trở nên khó khăn hơn.
Tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) được biết đến là có tiềm năng tăng trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 28-300C trong các hệ thống nuôi tôm thông thường. Tiềm năng này có thể đạt được không chỉ dựa vào một yếu tố là nhiệt độ thích hợp, mà là tổng hợp của nhiều yếu tố bao gồm các thông số nước và quản lý thức ăn. Để đạt được hiệu suất tốt nhất thì việc quản lý thức ăn đóng một vai trò quan trọng. Thông thường, đối với hệ thống công nghệ biofloc (BFT), người ta thường tìm cách giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Tuy nhiên, vì thức ăn là nguyên liệu đầu vào đắt đỏ nhất trong sản xuất thủy sản, nên việc quản lý thức ăn và cho ăn một cách nghiêm ngặt là việc thật sự cần thiết để thu được sản lượng và lợi nhuận cao nhất có thể.
Có nhiều quy trình cho ăn tiềm năng có thể được sử dụng làm cơ sở khi bắt đầu một chu kỳ nuôi tôm, và chúng ta nên chọn quy trình phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Trong số các sách báo liên quan đến viêc thực hành nuôi tôm truyền thống, theo Jory và cộng sự (năm 2001 – Đánh giá việc quản lý thức ăn cho tôm trên toàn cầu: Hiện trạng và quan điểm. Làn sóng mới, tiến hành phiên họp đặc biệt về việc nuôi tôm bền vững, nuôi trồng thủy sản) và Tacon và cộng sự đã đề xuất chế độ cho ăn dựa trên nhiệt độ nước, trong khi Garza de Yta và cộng sự đưa ra quy trình cho ăn dựa trên sự tăng trưởng hàng tuần của tôm. Tuy nhiên, việc quản lý thức ăn cho tôm áp dụng trong công nghệ BFT chưa được nghiên cứu đầy đủ, đa số người dân nghĩ rằng nuôi tôm bằng hệ thống biofloc tức là tôm sử dụng biofloc trong nước làm thức ăn bổ sung, và lối suy nghĩ này đã dẫn đến tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) giảm đáng kể trong hệ thống BFT. Ngoài ra, các chuyên gia đã khuyến nghị nên có chế độ cho ăn hạn chế để tạo ra việc sử dụng thức ăn hiệu quả nhất và tối đa hóa FCR.
Trong bài viết này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về cách quản lý cho ăn trong hệ thống BFT nhằm cải thiện các cách thức cho ăn truyền thống đã được thiết lập trước đó và xác định xem liệu có thể tăng hiệu quả cho ăn thông qua việc giám sát chặt chẽ các quy trình cho ăn hay không.
Thiết lập nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế bao gồm năm nghiệm thức với năm nhiệt độ nước khác nhau (20, 23, 26, 29 và 32 độ C). Thí nghiệm được thực hiện trong những tháng mùa đông để có thể làm nóng các nghiệm thức thử nghiệm và duy trì được các nhiệt độ nước khác nhau. Mỗi thí nghiệm được thực hiện ba lần trong các bể 300 lít.
Tôm có trọng lượng trung bình ban đầu là 1.2 gam được thả với mật độ 300 con/m3. Thí nghiệm kéo dài trong 10 tuần, và trong thời gian đó, nhiệt độ nước được duy trì bằng máy sưởi với mức 300W, và được theo dõi hàng ngày. Nồng độ oxy hòa tan (DO), pH và độ mặn cũng được theo dõi hàng ngày. Trong khi đó NH3, NO2, NO3 và kiềm được theo dõi hai lần một tuần.
Biofloc được nuôi từ một bể khác, sau đó được đưa vào các bể thí nghiệm trước khi bắt đầu thí nghiệm với tỷ lệ 10% tổng thể tích bể. Tỷ lệ cacbon: nitơ (C: N) được sử dụng để duy trì biofloc là 15: 1, mật đường (36% C) và vôi ngậm nước được sử dụng để giữ độ kiềm ở mức thích hợp khi cần thiết.
Hệ thống thí nghiệm bao gồm mười lăm máy sục khí 300 lít, sử dụng các ống có lỗ siêu nhỏ và máy nước nóng 300W để duy trì nhiệt độ thí nghiệm.
Tỷ lệ cho ăn ban đầu được tính toán theo khuyến nghị của Jory và cộng sự (năm 2001) và được điều chỉnh hàng ngày thông qua việc sử dụng khay ăn. Thức ăn thương mại cho tôm được sử dụng (Guabi ™) chứa 38% protein thô. Hàng ngày, thức ăn thừa được thu gom lại và sau đó sấy khô để tính toán chính xác FCR. Hàng tuần, 30 con tôm sẽ được lấy từ mỗi bể và cân để ước tính tốc độ tăng trưởng hàng tuần của chúng. Vào cuối giai đoạn thí nghiệm, tất cả các động vật còn lại được cân để lấy trọng lượng cuối, xác định tỷ lệ sống và năng suất cho mỗi thí nghiệm.
Kết quả và thảo luận
Kết quả của nghiên cứu cho thấy thông số chất lượng nước – oxy hòa tan, độ kiềm, amoniac, nitrat và nitrit – có sự khác biệt đáng kể giữa các thí nghiệm. Lý do của sự khác biệt này là do nhiệt độ của các thí nghiệm khác nhau mà nghiên cứu đã sử dụng. Mặc dù vậy, không có thông số chất lượng nước nào trong số này đạt đến giá trị có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của tôm ngoại trừ nhiệt độ nước.
Tỷ lệ sống sót đối với năm nhóm thí nghiệm dao động từ khoảng 80 – 97% và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) dao động trong khoảng 1.25 đến 2:1. Giá trị tốt nhất của tỷ lệ sống sót và FCR được quan sát thấy ở hai nhóm nhiệt độ thấp nhất, mức 20 và 23 độ C (Hình 1).
Hình 1: Phần trăm tỷ lệ sống sót (trục Y, bên trái) và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (trục Y, bên phải) của tôm khi thử nghiệm ở các nhiệt độ nước khác nhau trong hệ thống BFT.
Tôm được thử nghiệm ở nhiệt độ 290C (nhiệt độ tốt nhất) và 320C cho thấy mức tăng trưởng đáng kể khi so sánh với các thí nghiệm ở 26, 23 và 200C (Hình 2). Điều thú vị trong những kết quả này là mức tăng trưởng trung bình hàng tuần của tôm tương đương với mức trọng lượng cuối cùng của chúng trong điều kiện nhiệt độ không đổi.
Ngoài ra, như thể hiện trong Hình 2, tỷ lệ tăng trưởng hàng tuần của tôm ở mỗi thí nghiệm nói chung cho thấy chúng tăng trưởng theo chu kỳ đối với tất cả các nhiệt độ khác nhau trong thí nghiệm, nhưng rõ ràng là nhiệt độ có tác động đến sự tăng trưởng tối đa mà tôm có thể đạt được ở mỗi thí nghiệm. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo ra một quy trình cho ăn phù hợp với khả năng của tôm ở các nhiệt độ nuôi khác nhau. Ví dụ, ở nhiệt độ 260C trong thí nghiệm, tôm đạt mức tăng trưởng trung bình hàng tuần là 0.7 gam và việc cung cấp thêm thức ăn cho vật nuôi vượt quá lượng thức ăn mà vật nuôi sử dụng sẽ chỉ dẫn đến lãng phí thức ăn, giảm chất lượng nước và gây thiệt hại về kinh tế.
Hình 2: So sánh giữa mức tăng trưởng hàng tuần (gam) (trục Y, bên trái) và mức trọng lượng cuối cùng mà tôm đạt được (gam) (trục Y, bên phải) trong nhiệt độ thí nghiệm. Các chữ cái chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa các thí nghiệm.
- Mức tăng trưởng hàng tuần (gam)
- Mức trọng lượng cuối
Dựa trên kết quả của thí nghiệm, Garza de Yta và cộng sự (năm 2004) đã đề xuất rằng nên điều chỉnh cách thức cho ăn. Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là dự kiến mức tăng trưởng hàng tuần để đạt được hiệu quả tối đa, đồng thời cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế liên quan đến việc cho ăn (Bảng 1). Bảng này bao gồm các hệ số hiệu chỉnh dựa trên nhiệt độ nước trong hệ thống sản xuất.
Foes, biofloc, Bảng 1
Nhiệt độ nước (độ C) |
Mức tăng trưởng thực hàng tuần (gam) | Mức tăng trưởng được đề xuất hàng tuần (gam) |
Công thức |
20 |
0.22 | 0.25 | DFO = (N * (WGTB 0.25) * FCR) / 7 |
23 |
0.56 | 0.50 | DFO = (N * (WGTB 0.5) * FCR) / 7 |
26 |
0.68 | 0.75 |
DFO = (N * (WGTB 0.75) * FCR) / 7 |
29 | 1.00 | 1.00 |
DFO = (N * (WG) * FCR) / 7 |
32 | 0.91 | 0.90 |
DFO = (N * (WGTB 0.9) * FCR) / 7 |
Bảng 1. Công thức đề xuất, được điều chỉnh từ Garza de Yta và cộng sự (năm 2004), để cải thiện quy trình ăn cho tôm và xem xét nhiệt độ nước trong hệ thống sản xuất biofloc. DFO = Nguồn thức ăn hàng ngày được cung cấp; N = Số lượng sinh vật; WGTB = Mức tăng trọng lượng, dựa trên nhiệt độ; WG = Sự tăng trưởng hàng tuần; FCR: Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn; 7 = các ngày trong tuần. Bảng cho thấy các giá trị WG thực và các giá trị WG được đề xuất tạo điều kiện để quản lý việc cho ăn.
Hệ số hiệu chỉnh được đề xuất để cải thiện quy trình cho ăn của tôm, xem xét nhiệt độ nước trong hệ thống sản xuất biofloc (BFT) sẽ tối đa hóa hiệu quả sản xuất tôm trong hệ thống BFT.
Kết luận
Dựa trên kết quả của nghiên cứu, có rất nhiều cơ hội để cải thiện quy trình cho ăn của tôm nuôi trong hệ thống BFT, đặc biệt là ở những vùng có nhiệt độ nước dao động mạnh. Theo quan sát, các nhà nghiên cứu thấy rằng các vật nuôi trong thí nghiệm được nuôi ở 320C cho thấy hiệu quả tăng trưởng giảm và do đó, họ khuyến nghị nên nuôi nhiệt độ nuôi thấp hơn trong phạm vi mà nghiên cứu đã đánh giá. Cuối cùng, hệ số hiệu chỉnh đã được đề xuất để cải thiện quy trình cho tôm ăn và xem xét nhiệt độ nước trong hệ thống sản xuất biofloc (BFT) sẽ tối đa hóa hiệu quả sản xuất tôm.
“Tôm Giống Gia Hóa – Chìa Khóa Thành Công”
Theo: Tiến sĩ Geraldo Fóes, Tiến sĩ Wilson Wasielesky Junio, Tiến sĩ Italo Marchetti và Victor Rosas
Biên dịch: Huyền Thoại – Công ty TNHH PTTS Bình Minh.
Xem thêm:
- Tổng Quan Về Bệnh Gây Ra Do Vi Khuẩn Vibrio Trong Ngành Nuôi Tôm (Phần I)
- Hiệu Quả Của Chế Phẩm Sinh Học Thương Mại Ở Các Ao Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Penaeus vannamei Miền Bắc Trung Quốc
- Úc Thiết Lập Chương Trình Lai Tạo Giống Để Thúc Đẩy Nuôi Tôm Bạc Thẻ Fenneropenaeus Merguiensis.